Tạo sức bật cho hàng Việt Nam tại thị trường CPTPP


(CHG) Sau gần 5 năm thực thi, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã đem lại tăng trưởng xuất khẩu cho Việt Nam, song giá trị gia tăng thị trường này đem lại cho hàng hóa Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân được cho là nhiều sản phẩm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường CPTPP vẫn mang thương hiệu nước ngoài. Việc xây dựng thương hiệu phải là một trong những ưu tiên, từ đó tạo giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
Kim ngạch tăng nhưng hàng hóa vẫn chủ yếu xuất khẩu thô
CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 14-1-2019. Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã khai thác có hiệu quả cơ hội tại thị trường CPTPP và đạt được những kết quả tích cực. Theo Bộ Công Thương, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 53,6 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2021. Minh chứng rõ nhất trong tận dụng hiệu quả CPTPP có thể thấy từ thị trường Canada, Mexico, Peru-những thị trường trước đây chưa có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết, kể cả trong thời kỳ Covid-19 hay thời kỳ có những biến động về địa chính trị trên thế giới thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Canada, Mexico luôn ở hai chữ số. Điển hình như, năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đã tăng 26,4% về giá trị kim ngạch so với năm 2021 và 5 năm sau khi thực thi CPTPP, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã tăng hơn gấp đôi, tức là từ mức 4,1 tỷ USD năm 2018 lên đến 9,9 tỷ USD năm 2022. Với thị trường Peru, dư địa tăng trưởng của thị trường này rất cao, có những năm tăng trưởng ba chữ số. Đó là một điểm tích cực và cho thấy rõ ràng rằng DN Việt Nam đã tận dụng tích cực các cơ hội mà CPTPP mang lại.
Tuy nhiên, ông Ngô Chung Khanh cũng cho rằng, dư địa để DN thâm nhập sâu hơn nữa vào các thị trường như Canada, Mexico và Peru còn rất lớn. Có những mặt hàng hiện nay chỉ chiếm khoảng 3-5% tại các thị trường đó. Một vấn đề nữa là hình ảnh về thương hiệu của Việt Nam tại các thị trường này còn tương đối khiêm tốn.

Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu quế hồi Việt Nam. Ảnh: YẾN GIANG
Chia sẻ về câu chuyện thương hiệu của hàng hóa Việt Nam tại thị trường CPTPP, bà Trịnh Huyền Mai, Phó trưởng phòng Chính sách xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể số lượng DN Việt Nam xuất khẩu vào CPTPP bằng thương hiệu riêng, nhưng nhìn chung con số này còn rất khiêm tốn. Hiện nay, các DN xuất khẩu chủ yếu với hình thức gia công, ở dạng nguyên liệu thô. “Các nhà sản xuất, nhà chế biến của nước ngoài thu mua, chế biến lại sản phẩm thô của Việt Nam, sau đó đóng bao bì và xuất khẩu bằng thương hiệu của họ. Nếu cứ duy trì tình trạng này, giá trị gia tăng sản phẩm cũng như thương hiệu riêng của Việt Nam chưa biết đến khi nào lan tỏa”, bà Trịnh Huyền Mai trăn trở.
Bắt đầu từ việc thay đổi tư duy
Đề cập tới nguyên nhân thương hiệu hàng hóa Việt Nam chưa được phát triển mạnh tại các thị trường trên, ý kiến của các cơ quan chuyên môn và của chính DN nhìn nhận, đó là do DN chưa nhận thức được tầm quan trọng của phát triển thương hiệu tại các thị trường; có DN chấp nhận theo kiểu "an phận thủ thường". Thực tế, có hiện tượng DN dù chất lượng hàng hóa tốt nhưng vì số lượng nhà nhập khẩu đặt gia công rất lớn nên DN không có động lực để làm thêm hàng thương hiệu. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu nguồn lực tài chính, nhân lực, kiến thức, kinh nghiệm cũng khiến nhiều DN không quan tâm đúng mức tới phát triển thương hiệu.
Việc xây dựng thương hiệu riêng chắc chắn không hề dễ dàng nhưng sẽ giúp DN tận dụng tốt hơn những cơ hội, đặc biệt gia tăng giá trị do các hiệp định thương mại tự do mang lại. Từ thực tiễn của DN, bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu quế hồi Việt Nam (Vinasamex) cho biết, từ năm 2007, nhiều lần DN tham gia hội chợ quốc tế nhưng khách hàng không biết Việt Nam có quế, hồi và những loại gia vị khác, mà chủ yếu biết tới những thương hiệu của các quốc gia khác. Trong khi đó, các sản phẩm quế, hồi đó lại có xuất xứ từ Việt Nam. Vinasamex đã phải nghiên cứu, thay đổi chiến lược, định hướng kinh doanh của mình. Song song với việc sản xuất theo đơn hàng, thương hiệu của đối tác, Vinasamex bắt tay xây dựng thương hiệu riêng đối với khách hàng trên toàn thế giới là Spice fest và Cinna kitchen, tập trung vào các thị trường chính: Châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc (trong đó Canada và Nhật Bản là các thị trường thuộc khối CPTPP). Đầu tiên, DN xác định cần chuẩn bị những chứng nhận gì về mặt tiêu chuẩn chất lượng và chứng nhận siêu thị nước sở tại yêu cầu. Đến nay, các sản phẩm quế, hồi và gia vị mang thương hiệu của Vinasamex đã khẳng định được vị trí tại những thị trường cao cấp, trở thành bạn hàng, đối tác cung cấp cho nhiều thương hiệu trà, rượu, nhà hàng... nổi tiếng thế giới.
Nhấn mạnh quan điểm việc xây dựng thương hiệu không phải cần rất nhiều tiền mà quan trọng phải có tư duy, chiến lược, ông Ngô Chung Khanh cho rằng, muốn xây dựng thương hiệu riêng tại các thị trường xuất khẩu, điều đầu tiên các DN cần nghĩ đến là tiêu chuẩn. DN phải xác định nghiên cứu yêu cầu thị trường, sau đó mới nhìn lại DN đang có gì. Mỗi quốc gia đều có tiêu chuẩn riêng, nhưng về cơ bản là phải bảo đảm an toàn thực phẩm và những điều kiện thị trường yêu cầu như sản phẩm xanh, mẫu mã, kiểu dáng...
Để tận dụng được hoạt động xúc tiến thương mại, từ đó xây dựng, phát triển thương hiệu cho hiệu quả, bà Trịnh Huyền Mai lưu ý, các DN nên tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để tận dụng được uy tín của thương hiệu quốc gia, thương hiệu ngành hàng, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể của Việt Nam khi thâm nhập các thị trường mới. Ngoài việc đầu tư về chiến lược thương hiệu thật bài bản, các DN cũng cần quan tâm đến kế hoạch truyền thông định kỳ; đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, thương hiệu sản phẩm của DN ở thị trường nước ngoài. Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Xúc tiến thương mại và các đơn vị liên quan kiên trì tiếp tục xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu của hàng hóa Việt Nam.
 
 

Nguồn: Báo Quân đội nhân dân

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3