TKV Khởi động khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp


(CHG) 1 năm sau khi triển khai khởi động khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp. Đây là dự án khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp đầu tiên của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép.

Báo cáo quá trình triển khai thực hiện, Giám đốc Công ty Chế biến Than Quảng Ninh Ngô Xuân Trường chia sẻ: Hiện nay, lượng đất đá bóc xúc, đổ thải của TKV đạt trên 150 triệu m³/năm. Trong quá trình khai thác than lộ thiên hàng chục năm qua, TKV đã bóc xúc, đổ thải đất đá thải ra các bãi thải trên 1 tỷ m³ với diện tích chiếm đất rất lớn. Lượng đất đá này một phần để lấp lại những moong khai thác, cải tạo các tầng thải và phục hồi môi trường. Phần còn lại có thể khai thác, chế biến, sử dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng, vật liệu xây dựng. Trong khi đó hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhu cầu sử dụng vật liệu san lấp mặt bằng phục vụ các công trình, dự án trọng điểm là rất lớn. Trung bình mỗi năm, tỉnh Quảng Ninh cần khoảng 130 triệu m³ đất đá làm vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng. Dự kiến đến năm 2030, nhu cầu vật liệu san lấp các dự án trên địa bàn tỉnh đăng ký khoảng 1 tỷ m³ và TKV hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu đất đá thải dùng san lấp mặt bằng cho các công trình, dự án giao thông, xây dựng…

Giám đốc Công ty Chế biến Than Quảng Ninh Ngô Xuân Trường báo cáo quá trình triển khai thực hiện
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và khai thác giá trị gia tăng sau khi khai thác mỏ, TKV đã giao cho Công ty Chế biến Than Quảng Ninh lập quy hoạch các khu vực bãi thải đất đá từ quá trình khai thác và chế biến than có thể sử dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng, vật liệu xây dựng theo hướng kinh tế tuần hoàn.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Đặng Thanh Hải khẳng định, việc sử dụng nguồn đất đá thải mỏ để san lấp mặt bằng các dự án, công trình xây dựng sẽ đạt được đa mục tiêu tích cực như: Gỡ khó cho bài toán thiếu nghiêm trọng về vật liệu san lấp đối với các công trình xây dựng hạ tầng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các địa phương lân cận hiện nay; Giảm áp lực về diện tích bãi thải, cũng như giảm tác động đến môi trường sinh thái, phòng ngừa nguy cơ sạt lở khi có mưa lớn và diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu ngày nay, đồng thời giảm đáng kể chi phí xử lý đất đá thải mỏ, chi phí thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và tăng hiệu quả SXKD của Tập đoàn theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững...

Tổng Giám đốc Tập đoàn Đặng Thanh Hải khẳng định, việc sử dụng nguồn đất đá thải mỏ để san lấp mặt bằng các dự án, công trình xây dựng sẽ đạt được nhiều lợi ích
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ được TKV giao, Công ty Chế biến Than Quảng Ninh cho biết, từ cuối năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh cùng với TKV và Công ty Chế biến Than Quảng Ninh đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn tất các thủ tục đảm bảo đủ điều kiện pháp lý để được khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện, đảm bảo hiệu quả và công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, an ninh trật tự trong quá trình thực hiện. Sau lễ khởi động này, dự kiến Công ty Chế biến Than Quảng Ninh sẽ cung cấp đất đá thải phục vụ một số dự án, công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như: Cầu Cửa Lục 3, Khu đô thị ngành Than và một số dự án của Tập đoàn Vingroup…

Mỏ Suối Lại - Công ty Than Hòn Gai là một trong những mỏ được cấp phép khai thác đất đá thải để phục vụ san lấp mặt bằng các công trình, dự án
Như vậy sau 1 năm triển khai khởi động khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp, dự án đã phát huy được tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.

Sử dụng đất đá thải mỏ dùng san lấp mặt bằng các công trình, dự án mang lại hiệu quả trong SXKD của Tập đoàn theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững
Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3