Hải quan Quảng Ninh thu hơn 10,27 tỷ đồng qua "hậu kiểm"


(CHG) Lũy kế đến 15/9/2023, Hải quan Quảng Ninh đã thực hiện 83 cuộc kiểm tra sau thông quan (gồm 28 cuộc tại trụ sở doanh nghiệp, 55 cuộc tại trụ sở cơ quan Hải quan).
Kết quả, đơn vị đã ra quyết định ấn định, truy thu qua công tác kiểm tra sau thông quan hơn 10,27 tỷ đồng.

Chi cục Kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan Quảng Ninh) chủ động đào tạo để nâng cao trình độ của cán bộ, công chức.
 
Riêng trong quý 3/2023, Cục đã ban hành 41 quyết định kiểm tra sau thông quan (gồm 14 cuộc tại trụ sở doanh nghiệp, 27 cuộc tại trụ sở cơ quan Hải quan) và đã hoàn thành 37 cuộc kiểm tra sau thông quan (gồm 12 cuộc tại trụ sở doanh nghiệp, 25 cuộc tại trụ sở cơ quan Hải quan); thu nộp ngân sách 5,86 tỷ đồng.
Năm 2023, Hải quan Quảng Ninh đặt mục tiêu thực hiện tốt công tác thu thập, xử lý thông tin, xác định dấu hiệu vi phạm/dấu hiệu rủi ro và phương pháp, cách thức thực hiện trước khi tiến hành cuộc kiểm tra sau thông quan nhằm rút ngắn thời gian kiểm tra.
Đồng thời, đơn vị tiếp tục chủ động, nghiên cứu, rà soát tham gia ý kiến đề xuất, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm tra sau thông quan theo mô hình mới gắn với tiến độ sửa đổi, thay thế Luật Hải quan; từng bước áp dụng phương pháp kiểm toán sau thông quan và nghiệp vụ điều tra vào công tác kiểm tra sau thông quan.
Mặt khác, đẩy mạnh triển khai thực hiện chuyển đổi số, áp dụng hiệu quả mô hình hải quan thông minh và các công nghệ hiện đại trong hoạt động kiểm tra sau thông quan; rà soát, số hóa dữ liệu nghiệp vụ, danh bạ doanh nghiệp phục vụ yêu cầu công tác kiểm tra sau thông quan trên môi trường số.
Rà soát, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan; bố trí đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan đảm bảo số lượng, chất lượng.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn do Phạm Thu Hương (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh - Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận

Bài viết nghiên cứu "Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận" do ThS. Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương (Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Đề tài Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do ThS. Nguyễn Hương Liên (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
​Nghịch lý thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam

(CHG) Trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, một nghịch lý khá “thú vị” đang tồn tại: nhiều sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại Việt Nam, bán qua các đội nhóm, hội nhóm, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm spa, bán trực tuyến… có giá rất cao, thế nhưng nhiều sản phẩm lại không minh bạch thông tin, quảng cáo quá sự thật, có dấu hiệu kém chất lượng, lừa dối người tiêu dùng, thậm chí chứa chất cấm. Bài viết không nêu cụ thể những đơn vị, cá nhân, tổ chức, cũng như hình ảnh cụ thể về sản phẩm liên quan đến nghịch lý đang tồn tại trong nghành sản, xuất kinh doanh mỹ phẩm. Bài viết cũng không so sánh cụ thể về giá cả, chất lượng của các thương hiệu mỹ phẩm với nhau, cũng như quy chụp ngành sản xuất mỹ phẩm trong nước. Bài viết đưa ra góc nhìn khoa học, phản biện về những thực trạng đang tồn tại trong ngành sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam, một số "con sâu làm rầu nồi canh".

Xem chi tiết
Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản

Bài nghiên cứu "Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản" do Hồ Hoàng Thu Lê, Hồ Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Hoàng Thuận (Sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3