(CHG) Năm 2024 sẽ là năm bứt phá của ngành giao thông thành phố, khi có hàng loạt công trình được khởi công. Trong đó, sẽ có một loạt nút giao thông lớn trong trung tâm thành phố được đề xuất ưu tiên triển khai.
Thông tin trên được được ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT Tp.HCM nêu tại Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Quán triệt, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Theo ông Lâm, ngoài việc hoàn thành metro số 1, ngành giao thông cũng chuẩn bị mặt bằng, hoàn tất các thủ tục để khởi công metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) trong năm 2025.
Vòng xoay công trường dân chủ - nút giao thông quan trọng sẽ được triển khai sớm trong năm 2024
Bên cạnh đó, Sở GTVT thành phố sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống cao tốc, đường vành đai trong năm 2024, như Vành đai 2 còn một số đoạn chưa hoàn thành, Vành đai 3 đã khởi công và dự kiến hoàn thành năm 2026, Vành đai 4 đang chuẩn bị hồ sơ để trình cấp thẩm quyền phê duyệt năm 2024, khởi công năm 2025.
Ông Lâm còn cho biết, Sở GTVT cũng đã đề xuất UBND thành phố đầu tư 7.000 tỷ đồng để ưu tiên triển khai một loạt nút giao lớn như Công trường Dân chủ, Đài liệt sỹ, Bốn Xã... Còn lại là hai nút giao giữa cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường Rừng Rác (Cần Giờ) và quốc lộ 50 (Bình Chánh).
Theo lãnh đạo Sở GTVT, các nút giao trên phần lớn nằm ở cửa ngõ ra vào trung tâm thành phố, kết nối nhiều tuyến đường lớn với mật độ xe dày đặc nên ùn tắc thường xuyên. Do đó, việc đồng bộ hệ thống giao thông ngoài việc giảm ùn tắc giao thông vào khu vực trung tâm, còn góp phần tăng kết nối giữa các trục đường lớn.
Vị trí 6 nút giao được đề xuất ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2024-2030. Đồ hoạ: Đăng Hiếu
Ngoài 6 nút giao nêu trên, Sở GTVT cũng đề xuất ưu tiên 53 công trình khác giai đoạn từ nay đến năm 2030, nhằm phát triển hệ thống giao thông ở thành phố. Các công trình này chia thành nhiều nhóm như cao tốc, vành đai, cầu lớn vượt sông, đường kết nối liên vùng...
“Trên địa bàn thành phố còn hàng loạt nút giao lớn chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do ngân sách còn hạn chế. Do vậy, những công trình thực sự cấp bách, mang tính tác động lớn sẽ được đề xuất ưu tiên triển khai”. Ông Lâm cho biết thêm.
2
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than
(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ
(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết