TPHCM: Đường ven sông Sài Gòn được đề xuất mở rộng và nối dài đến tận Củ Chi


(CHG) Mới đây, Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM (GTVT) đã đề xuất UBND Tp.HCM về dự án xây mới đường ven sông Sài Gòn. Trong đó, có việc mở rộng và nối dài đường ven sông Sài Gòn đến tận Củ Chi và Tây Ninh để kết nối vùng Đông Nam Bộ
Theo Sở GTVT, hiện nay đường ven sông từ cầu Sài Gòn đến cầu Thủ Thiêm (Bình Thạnh) đã được các chủ đầu tư dự án trong khu vực đầu tư. Tuy nhiên, cũng mới chỉ là tuyến đường nội bộ, chưa thông suốt, liên tục từ cầu Sài Gòn đến đường Tôn Đức Thắng. Mặt cắt ngang đường giữa các dự án không có sự đồng nhất, nơi rộng nơi hẹp.
Vì thế theo Sở này, trước mắt cần có một hệ thống giao thông đồng bộ, nhằm kết nối và đảm bảo an toàn các đoạn đường ven sông của các dự án hiện hữu. 
đường ven sông từ cầu Sài Gòn đến cầu Thủ Thiêm (Bình Thạnh) đã được các chủ đầu tư dự án trong khu vực đầu tư và chưa thông suốt
Đường ven sông từ cầu Sài Gòn đến cầu Thủ Thiêm đã được các CĐT dự án trong khu vực đầu tư, nhưng chưa thông suốt và còn nhỏ hẹp
Do vậy, Sở GTVT đã đề xuất UBND Tp.HCM về dự án xây mới đường ven sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu với chiều dài gần 4km. Tổng vốn khoảng 3.380 tỷ đồng, triển khai giai đoạn 2024 - 2030 nhằm kết nối đồng bộ các khu đô thị mới ven sông Sài Gòn từ Quận 1 - Quận Bình Thạnh.
Dự án sẽ được chia làm 2 đoạn: Đoạn 1 từ cầu Ba Son đến ranh Tân Cảng với chiều dài gần 1,95km và chiều rộng từ 31-35m và sẽ đi qua hàng loạt dự án, khu đô thị; Đoạn 2 từ cầu Sài Gòn đến Thanh Đa, dài 1,98km và chiều rộng từ 20-50m.
Cũng theo đề xuất của Sở GTVT, Dự án sẽ được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao) trả chậm bằng ngân sách theo theo cơ chế đặc thù. Theo đó, nhà đầu tư huy động vốn làm dự án và Tp.HCM sẽ thanh toán trong khoảng thời gian 5-10 năm.
Theo đó, nhà đầu tư sẽ bỏ ra 2.660 tỷ đồng xây dựng, còn ngân sách Tp.HCM chi khoảng 720 tỷ đồng bồi thường giải phóng mặt bằng.
Cũng theo Sở GTVT, tuyến đường mới này sẽ là trục giao thông xuyên suốt kết nối các Quận 7, quận 4, huyện Nhà Bè với các quận, thành phố khu vực Đông Bắc của TP.HCM.
việc khai thác các quỹ đất dọc sông Sài Gòn cũng giúp tạo nguồn thu lớn cho ngân sách các địa phương phục vụ tái đầu tư, phát triển
Khai thác các quỹ đất dọc sông Sài Gòn cũng giúp tạo nguồn thu lớn cho ngân sách các địa phương phục vụ tái đầu tư và phát triển
Ngoài việc đề xuất mở rộng đường ven sông Sài Gòn, tại dự thảo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060, Sở GTVT cũng đồng ý với đơn vị tư vấn về việc đề xuất bổ sung đường ven sông Sài Gòn kết nối từ cầu Cần Giờ đến Củ Chi.
Theo Sở GTVT, thành phố cần triển khai sớm đường ven sông Sài Gòn đến tận Củ Chi và Tây Ninh, để kết nối vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời, tạo ra trục giao thông mới dọc theo hành lang Bắc-Nam của thành phố, kết nối giao thông khu vực quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi với khu vực trung tâm Tp.HCM.
Ngoài ra, tuyến đường này còn giúp giảm áp lực cho giao thông đường bộ khi kết nối các tuyến Vành đai 2, 3, 4 và các tuyến cao tốc.
Tp.HCM kỳ vọng, tuyến đường ven sông cũng mở ra hướng mới để phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ… và phát triển kinh tế ven sông. Đăc biệt, việc khai thác các quỹ đất dọc sông Sài Gòn cũng giúp tạo nguồn thu lớn cho ngân sách các địa phương phục vụ tái đầu tư, phát triển.
Còn lại: 1000 ký tự
Chuyển đổi số trong kinh doanh: cơ hội, thách thức và mô hình đề xuất

Đề tài Chuyển đổi số trong kinh doanh: cơ hội, thách thức và mô hình đề xuất do TS. Nguyễn Nhật Tân (Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM) thực hiện.

Xem chi tiết
Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam

Đề tài Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam do TS. Nguyễn Thanh Huyền (Phó trưởng Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, Đại học Đại Nam) - TS. Ngô Thị Quyên (Trưởng bộ môn Tài chính Ngân hàng - Khoa Kinh tế quản lý, Đại học Thăng Long) thực hiện.

Xem chi tiết
Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh xây dựng Việt Nam ngày càng hùng cường, thịnh vượng

Chúng ta tin tưởng và tự hào rằng, những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, những khó khăn được tháo gỡ, những thách thức sẽ vượt qua để viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng.

Xem chi tiết
Khám phá các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đề tài Khám phá các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do TS. Nguyễn Thị Hồng Nguyệt - ThS. Nguyễn Thị Bích Duyên - ThS. Lê Quang Huề (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương

Đề tài Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương do ThS. Phạm Đức Kiểm (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Hải Dương) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3