Bài 1: Nâng cao chất lượng hàng Việt


(CHG) Hiện đa phần người tiêu dùng có xu hướng lựa chọnsẵn sàng chi thêm tiền mua hàng Việt Nam chất lượng cao. Đó là tín hiệu vui cho các doanh nghiệp để phát triển, khẳng định thương hiệu Việt. Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 (15/3) với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”, cùng chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” được tổ chức đã thêm một lần nữa khẳng định hàng hóa thương hiệu Việt đang hướng tới người tiêu dùng.
Ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt Nam chất lượng cao.
Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao vừa công bố kết quả cuộc khảo sát người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2023. Chương trình được thực hiện từ tháng 9/2022 đến nay, trên cơ sở khảo sát trực tiếp (offline), và trực tuyến (online) nhằm thu thập ý kiến đánh giá, bình chọn của người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc.
Cuộc khảo sát đã ghi nhận hơn 61.000 lượt bình chọn cho cộng đồng doanh nghiệp, từ khảo sát trực tiếp những điểm bán, khảo sát trực tiếp người tiêu dùng cùng lúc diễn ra tại những thành phố trực thuộc Trung ương, là các trung tâm kinh tế của các vùng miền, như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM, Cần Thơ…  
Kết quả cuộc khảo sát đã cho biết, người tiêu dùng không chỉ chú trọng những yếu tố rất cơ bản như chất lượng, giá cả… mà ngày càng quan tâm các yếu tố về an toàn sử dụng, nguồn gốc – xuất xứ, hay công dụng – tính năng sản phẩm. Riêng đối với sản phẩm ở một số nhóm ngành, gồm: Thực phẩm, đồ uống… thì những yếu tố về an toàn sử dụng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm hơn trước.
Hầu hết người tiêu dùng tham gia khảo sát cho biết, sẵn sàng chi tăng thêm đối với sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao, có ưu điểm về truy xuất được nguồn gốc, thành phần tốt cho sức khỏe, đạt chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận hữu cơ, sản xuất từ nguyên liệu thân thiện với môi trường… Bên cạnh đó, có 43% người tiêu dùng được khảo sát lo ngại doanh nghiệp sử dụng chất cấm trong sản xuất và bảo quản.
Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm ưu thế, đặc biệt là cửa hàng chuyên, cửa hàng tạp phẩm, đại lý trong việc cung ứng hầu hết các loại sản phẩm tiêu dùng, do những yếu tố về chất lượng, giá cả, đặc biệt là sự thuận tiện hay sự thân thiện của người bán.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết: Ghi nhận từ kết quả khảo sát và đánh giá từ hệ thống phân phối cho thấy, đa số người bán đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp đạt Hàng Việt Nam chất lượng cao được nhiều người mua (80%), có thương hiệu uy tín (60%), sản phẩm đa dạng chủng loại (47%) hay giá bán cạnh tranh (39%).
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam phát biểu. Ảnh: Báo Công Thương.
Tuy nhiên, vẫn đang có xu hướng chuyển dịch khách hàng từ chợ truyền thống hay các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ sang các kênh bán lẻ hiện đại ở các đô thị. Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao nhìn nhận, mua sắm đa kênh đang là xu hướng thịnh hành hiện nay, cũng như trong tương lai. Người tiêu dùng hiện nay lựa chọn mua sắm thông qua sự kết hợp giữa phương thức truyền thống và kỹ thuật số. Theo đó, người tiêu dùng tham khảo thông tin sản phẩm qua các kênh trực tuyến, nhưng lại muốn trải nghiệm mua sắm trực tiếp tại các siêu thị hay cửa hàng. Trong đó, xu hướng mua online không còn chủ đạo như thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, nhưng vẫn cho thấy mức độ rất phổ biến, đặc biệt là với giới tiêu dùng trẻ. Cùng với sự thâm nhập ngày càng tăng của điện thoại thông minh, thiết bị di động và dịch vụ internet, sự phát triển của thương mại điện tử, bán hàng online vẫn sẽ là một xu hướng tất yếu.
Bộ Công Thương đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Đề án có ý nghĩa tích cực trong việc đảm bảo đời sống của người dân, duy trì phát triển kinh tế - xã hội ổn định trước bối cảnh đang có nhiều biến động về khủng hoảng kinh tế trên thế giới; thách thức của hội nhập và ảnh hưởng của dịch bệnh…
“Đề án này hướng tới mục tiêu để góp phần phát triển thị trường trong nước, tổ chức hiệu quả hệ thống phân phối. Từ đó, thiết lập các chuỗi giá trị chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong thị trường với nhau từ người sản xuất đến người tiêu dùng, từ Trung ương đến địa phương từ doanh nghiệp và đến các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đưa hàng hóa có chất lượng từ nhiều khu vực, vùng miền khác nhau đến tận tay người tiêu dùng tại địa phương và thu hút hàng hóa nông sản đặc biệt đặc sản tại địa phương đến các tỉnh, thành phố”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương cho biết.
Nhiều gian hàng của doanh nghiệp hưởng ứng Ngày Quyền bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam năm 2023.
Ngày 12/3 đã diễn ra lễ mít tinh do Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức, nhằm thực hiện Kế hoạch hành động của Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, triển khai Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ, thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước, đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Chủ đề Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 là “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” nhằm khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều hành vi lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trên môi trường trực tuyến. 
Đây cũng là lời kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để người tiêu dùng được thực hiện đầy đủ quyền được cung cấp thông tin, đảm bảo đưa ra các quyết định đúng và an toàn. Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: Người tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, hệ thống pháp luật như Pháp lệnh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lần lượt ra đời. Đặc biệt, ngày 22/1/2019, khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 30 - CT/TW, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) được tổng kết, đánh giá; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được xây dụng, trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5 tới.
Có thể thấy, người tiêu dùng được coi là bên yếu thế, nên bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tất yếu, nhưng qua đó các doanh nghiệp làm ăn chân chính được bảo vệ. "Để người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đã đến lúc hàng Việt Nam phải thuyết phục được người Việt Nam. Có như vậy mới đưa cuộc vận động phát triển bền vững như mong đợi. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hãy đề cao trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật", ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3