Bài 1: Rượu chứa methanol độc hại gây tử vong


(CHG) Gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc rượu chứa methanol. Theo Cục Y tế dự phòng, trong thực tế, không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn. Rượu, bia có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Các nhà quản lý cần tăng cường kiểm soát tình trạng bia rượu không rõ nguồn gốc và chứa cồn công nghiệp.
 
Ảnh minh họa.
Nhiều ca ngộ độc do rượu pha cồn công nghiệp methanol  
Thời gian gần đây đã có nhiều vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng xảy ra. Chỉ trong chưa đầy 1 tuần, trên địa bàn TP. HCM tiếp nhận 13 trường hợp bị ngộ độc sau khi uống rượu pha chế từ cồn công nghiệp methanol. Trong số này, đã có 2 trường hợp ngộ độc rượu nặng tử vong, 1 trường hợp nguy kịch. Những bệnh nhân còn lại đang được theo dõi, điều trị để ngăn ngừa các di chứng thần kinh, mù lòa có thể xảy ra.
Tại tỉnh Cà Mau, 3 người phụ nữ đã tử vong sau 2 ngày uống rượu liên tiếp, nghi ngờ do ngộ độc methanol. Vào ngày 10/11, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, bệnh viện tiếp nhận một nam bệnh nhân 37 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau chướng bụng, đau ngực, lơ mơ, khó thở, tím tái, nói nhảm sau khi uống rượu. Trước đó, anh dự đám cưới và có uống rượu mít ngâm, không nhớ số lượng, về nhà uống thêm một lon nước tăng lực. Đến tối, anh có dấu hiệu bất thường nên được đưa đi viện cấp cứu. Bác sỹ kết luận, bệnh nhân bị sốc phản vệ, ngộ độc rượu methanol, phải lọc máu.
Vào chiều ngày 7/11, sau khi dự đám tang tại ấp Ba Biển, xã Nam Yên, huyện An Biên (Kiên Giang), có 14 người nghi ngộ độc rượu methanol phải nhập viện điều trị. Trong đó, 5 người bị nặng được chuyển từ Trung tâm y tế huyện An Biên lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang cấp cứu điều trị. Trong số này, có 3 người trong tình trạng nguy kịch, bị tụt huyết áp, hôn mê sâu và phải thở máy, sử dụng thuốc vận mạch. Đến ngày 9/11, 2 trong số 5 bệnh nhân ngộ độc nặng đã không qua khỏi.
Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), rượu trắng là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc rượu cao nhất với 42,9%, rượu ngâm thuốc là 36%, rượu ngâm củ ấu là 16%, số còn lại là rượu ngâm động vật (ong đất, tắc kè, mật lợn...). Trong 1 “đơn vị rượu” thường có từ 8-14g rượu nguyên chất. Mỗi đơn vị tương đương: 1 lon bia 270 - 330ml từ 2-12 độ hoặc 1 chén rượu vang 125ml từ 9-18 độ hay 1 chén rượu mạnh 40ml 40 độ. Nam giới uống quá 3 đơn vị rượu/ngày; nữ giới uống quá 2 đơn vị/ngày được coi là lạm dụng rượu.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, trong thực tế, không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn. Các bằng chứng khoa học cho thấy, uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả đối với sức khỏe nhất định. Từ những vụ ngộ độc rượu gần đây, cần đặt ra vấn đề trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong quản lý sản xuất, sử dụng rượu, bia.
BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, methanol là cồn công nghiệp có độc tính rất cao. Methanol dung nạp trong cơ thể được chuyển hóa thành formaldehyde và formic acid, gây toan chuyển hóa máu (tăng acid máu), tổn thương đa cơ quan như não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác, gan, thận… Người ngộ độc methanol có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ý thức lơ mơ, mù hoặc mù vĩnh viễn, hôn mê sâu, suy đa tạng (suy thận, suy gan…) thậm chí tử vong.
Những người gầy yếu, suy dinh dưỡng, phụ nữ, người mắc bệnh tim mạch, thận, bệnh về hô hấp… không nên sử dụng rượu bia. Nếu buộc phải uống, nên uống ít nhất có thể và nên uống sau khi ăn. Sau khi uống, nếu vẫn tỉnh và nhận biết được, cần ăn uống thêm các thực phẩm có đường, tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn, uống sữa, nước hoa quả có đường, nước canh, cháo loãng... để có năng lượng. Không tự ý ngâm rượu khi không biết rõ thành phần.
Rượu chứa cồn công nghiệp nguy hiểm bởi khởi đầu loại này có tác dụng tương tự như rượu thông thường (sản xuất từ cồn thực phẩm ethanol) nhưng khi vào cơ thể, cồn sẽ được chuyển hóa trở thành các axit gây tổn thương tế bào, đặc biệt hoại tử các tế bào não, tế bào thần kinh thị giác ở mắt nên gây mù vĩnh viễn. Khi có biểu hiện ngộ độc với các triệu chứng như mờ mắt, thở nhanh, lơ mơ, chậm chạp, hôn mê thì đã nặng. Các triệu chứng nhiễm độc methanol thường xuất hiện sau 30 phút uống rượu nhưng có thể muộn hơn, tùy thuộc vào số lượng mà bệnh nhân uống. 
Vì triệu chứng lúc đầu thường âm thầm và nhẹ (ức chế thần kinh nhẹ, an thần, vô cảm) nên thường bị bệnh nhân chủ quan bỏ qua. Về hệ thần kinh, lúc đến viện thường tỉnh táo và kêu đau đầu, chóng mặt, sau đó quên, bồn chồn, hưng cảm, ngủ lịm, lẫn lộn, hôn mê, co giật.
Khi mới bị ngộ độc, người bệnh sẽ có ít biểu hiện, sau đó nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt, song thị, giảm hoặc mất thị lực. Đồng tử phản ứng kém với ánh sáng, soi đáy mắt thấy gai thị xung huyết, sau đó phù võng mạc lan rộng dọc theo các mạch máu đến trung tâm đáy mắt, các mạch máu cương tụ, phù gai thị, xuất huyết võng mạc. Đồng tử co giãn cố định là dấu hiệu của ngộ độc nặng, tiên lượng xấu. Bệnh nhân bị ngộ độc rượu, tốt nhất là nên đưa đến bệnh viện.
Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc rượu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thành Dương
Rượu methanol có thể gây ngộ độc chết người?
Theo Cục Hóa chất – Bộ Công thương, ngộ độc methanol do các cá nhân, tổ chức pha trực tiếp methanol vào rượu hầu như không có. Các vụ ngộ độc chủ yếu là do sử dụng cồn công nghiệp có hàm lượng methanol cao, không đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6-3:2012/BYT về cồn được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, việc nấu rượu thủ công, sử dụng men không tốt, chưng cất không đảm bảo loại bỏ hàm lượng methanol đạt mức cho phép.
Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, methanol là loại rượu đơn giản nhất, chất lỏng không màu, dễ cháy. Methanol tinh khiết có mùi thoang thoảng ngọt ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Nó còn được gọi là rượu gỗ, có công thức hóa học là CH3OH. Methanol tồn tại ở dạng chất lỏng và là nguồn năng lượng bắt nguồn từ khí thiên nhiên, than, chất thải sinh học và CO2.
Trước đây, methanol được điều chế bằng cách phân hủy gỗ, hiện nay tổng hợp bằng hydro và carbon dioxit. Methanol được dùng trong công nghiệp (nhiên liệu vận tải, nhiên liệu hàng hải, pin năng lượng mặt trời, phát điện…) và thường làm dung môi hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ hay chiết xuất các loại dầu. Để tránh nhầm lẫn với các loại dùng để uống, một số sản phẩm người ta cho thêm màu xanh vào ethanol công nghiệp và methanol nên còn gọi là cồn xanh.
Về nguyên tắc, methanol có trong rượu ethylic (rượu uống) thấp dưới mức cho phép. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên người ta thường tạo ra các loại rượu trôi nổi có hàm lượng methanol, hàm lượng aldehyde… trong rượu cao, dễ gây ngộ độc, chết người khi uống.
Methanol cũng là sản phẩm phụ của quá trình chưng chất rượu và là chất lỏng đầu tiên ngưng tụ khi rượu được nấu theo cách chưng cất truyền thống. Tuy nhiên, không giống rượu ethanol, methanol nguyên chất có độc tính cao và không thích hợp để uống.
Rượu uống (rượu ethanol/ethylic) được cơ thể con người chuyển hóa thành axit citric và được xử lý thông qua gan. Về lý thuyết thì không sử dụng cồn công nghiệp và methanol nguyên chất làm rượu, tuy nhiên vì nhiều lý do (nhất là lợi nhuận) nên cồn công nghiệp và methanol được dùng để điều chế rượu dưới nhiều hình thức.
Rượu là loại đồ uống có tác dụng gây nghiện, làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương.  Nếu chỉ uống rượu hàng ngày, người uống cũng sẽ có các chứng bệnh về gan. Nhiều bệnh nhân bị tổn thương gan nặng, bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa. Do vậy, cần kiểm soát khi sử dụng rượu và lựa chọn các sản phẩm đã được hợp quy, công bố chất lượng để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
 

(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3