Bài 1: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm ngày giáp Tết


(CHG) Vừa qua, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra các hộ kinh doanh, các đơn vị nhập khẩu và phát hiện ra nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, thậm chí đã quá hạn sử dụng đến… 2 năm. Người tiêu dùng không khỏi lo lắng vấn đề an toàn thực phẩm, khi mà thời điểm giáp tết đã cận kề, nhu cầu sử dụng tăng cao và nếu những mặt hàng nêu trên lọt ra thị trường sẽ gây tác hại không nhỏ cho xã hội. 

Nhiều thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ nước ngoài đã hết hạn sử dụng bị lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện.
 
Đầu tiên phải kể đến một vụ việc đang làm "nóng" những người "sinh ngoại", thích sử dụng những món ăn "kiểu Tây" nhập khẩu từ các nước trên thế giới. Đó là tại quận Bắc Từ Liêm, Cục quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 hộ kinh doanh do hành vi buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc. Đoàn kiểm tra đã phát hiện cơ sở đang kinh doanh 1 tấn ức vịt và 180kg cánh gà đông lạnh. Toàn bộ số hàng đều không có hóa đơn chứng từ, không có căn cứ xác định nguồn gốc, xuất xứ. Tổng giá trị hàng hóa niêm yết là 37.200.000 đồng.
Trước đó, vào đầu tháng 10/2022, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17 Cục QLTT Hà Nội vừa phối hợp với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tiến hành kiểm tra một kho hàng tại khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Lực lượng chức năng phát hiện tại đây đang cất trữ gần 90 tấn thực phẩm đông lạnh gồm chân gà, móng lợn, dê nguyên con và nhiều đùi lợn muối kiểu Tây Ban Nha, vốn đang được coi là "mốt" tiêu thụ khá thịnh hành hiện nay. Toàn bộ số hàng đều có xuất xứ ở nước ngoài và không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch và không được cấp phép nhập khẩu theo quy định. Trên các thùng hàng chứa thực phẩm đông lạnh ghi chữ nước ngoài. Quá trình kiểm đếm, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều sản phẩm hết hạn sử dụng tới…2 năm, đang chờ dán hạn mới để đưa ra thị trường tiêu thụ.
Thời điểm kiểm tra, chủ kho hàng chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như các giấy tờ kiểm định chất lượng lô hàng. Được biết, số hàng trên của nhiều chủ hàng khác nhau tập kết tại đây. Tuy nhiên, sau khi phối hợp cùng cơ quan chức năng, đơn vị cho thuê kho hàng là Công ty TNHH An Việt Hà Nội đã không thể liên hệ được với người đứng ra thuê, cất số hàng trên (?).
Thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Lạng Sơn (ngày 7/12) đã phối hợp với Đội QLTT số 6 Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn tiến hành kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hộ kinh doanh tại số 92 Phan Đình Phùng (phường Hoàng Văn Thụ, TP. Lạng Sơn). Lực lượng chức năng phát hiện tại kho đông lạnh dưới tầng hầm và trong các tủ lạnh của cửa hàng chứa 400kg chân gà đông lạnh và 2.000kg chân giò lợn. Tổng giá trị hàng hóa gần 50 triệu đồng.
Thời điểm kiểm tra, chủ hộ kinh doanh đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Chủ cơ sở khai nhận, số hàng hóa trên được mua trôi nổi trên thị trường và mang về tiêu thụ trên địa bàn các huyện và TP. Lạng Sơn.
Lực lượng chức năng liên tục bắt giữ nhiều kho hàng nhập khẩu không nguồn gốc xuất xứ.
Theo nhận định của các lực lượng chức năng, tình trạng an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài đang có những diễn biến phức tạp, với những phương thức, thủ đoạn tinh vi. Các đối tượng đã nhập hàng tạm nhập tái xuất, sau đó tuồn loại hàng hóa này vào nội địa tiêu thụ, nhằm lọt qua các hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm của lực lượng chức năng. 
Được biết, những mặt hàng vi phạm an toàn thực phẩm được phát hiện là những mặt hàng chưa qua kiểm dịch, chưa được kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm nêu trên để xác minh làm rõ, và xử lý theo quy định của pháp luật. Các lực lượng chức năng đưa ra khuyến cáo, người dân cần hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn sử dụng thực phẩm đông lạnh. Nên mua những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sức khỏe của chính mình và người thân.
Để ngăn chặn tình trạng nêu trên, ngày 5/12 Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã ban hành Kế hoạch số 1637/KH-BCĐTƯ ATTP về đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và lễ hội Xuân 2023. Thực hiện kế hoạch nêu trên từ ngày 15/12/2022 đến hết ngày 12/3/2023, Ban chỉ đạo sẽ thành lập 6 Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương, tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh/thành trọng điểm trên cả nước. Các địa phương cũng thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành các cấp từ tỉnh tới xã.
Đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và các lễ hội như thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm… và các cơ sở dịch vụ ăn uống.
Các đoàn tuyến tỉnh sẽ tập trung kiểm tra những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm là đầu mối lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Đối với các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu do cấp quận/ huyện, xã/phường thực hiện kiểm tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành từ Trung ương đến cấp xã, tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các tỉnh có cửa khẩu, các thành phố lớn...
Kế hoạch được triển khai nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kếm chất lượng; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023.
Ngoài ra, các lực lượng chức năng tăng cường truyền thông, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thực trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân.
Tết Nguyên đán là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các thực phẩm nhập khẩu được người tiêu dùng ưa thích để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều cơ sở cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm. Tuy nhiên, thời gian này, thời tiết các địa phương phía Bắc thường ẩm ướt, còn ở các tỉnh phía Nam thường nắng nóng gay gắt. Đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm. Vì vậy, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương
về an toàn thực phẩm sớm có những kế hoạch, và triển khai các giải pháp cụ thể về đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết và lễ hội Xuân 2023, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân là việc làm cần thiết để phục vụ nhân dân đón Tết, vui xuân an toàn.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3