Bài 1: Khung pháp lý và mức xử phạt đối với hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ


(CHG) Hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ là cơ hội để các gian thương trà trộn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để tuồn ra thị trường, đồng thời làm gia tăng hành vi gian lận thương mại, gian lận thuế, gây thất thu ngân sách.
 
Phức tạp hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ
Trên thị trường hiện nay, tình trạng kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ diễn biến rất phức tạp, nhất là vào những dịp cuối năm, với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, trở thành vấn đề nổi cộm, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, tài chính của người tiêu dùng mà còn làm giảm uy tín, niềm tin của người tiêu dùng vào các nhà sản xuất.
Người tiêu dùng ngày càng e dè, nghi ngại với tất cả các loại sản phẩm trên thị trường, bởi không phân biệt được đâu là sản phẩm thật, đâu là hàng giả. Vô hình chung các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính bị ảnh hưởng chéo với sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và là cơ hội để hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn.

 
Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán công khai tại hệ thống hàng tiêu dùng Nhật nội địa Koni39.
Kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ dẫn tới việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chân chính cùng loại và tất nhiên ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế đất nước. Cụ thể hơn, đó sẽ là việc gây thất thu thuế từ những doanh nghiệp này, gây ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh tài chính quốc gia.
Khung pháp lý
Nhằm làm rõ vấn đề trên, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã có buổi trao đổi với luật gia Lê Anh Tuấn, hội viên Hội Luật gia thành phố Hà Nội. Ông Tuấn cho biết: “Trước hết, chúng ta cần phải hiểu thế nào là nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá. Theo Khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/10/2020), hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa đang lưu thông trên thị trường, nhưng không có căn cứ để xác định được nguồn gốc nơi sản xuất, hoặc xuất xứ của hàng hóa đó.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất, hoặc xuất xứ của hàng hóa được thể hiện ở các thông tin như sau: Về nhãn hiệu, bao bì và tài liệu kèm theo hàng hóa bao gồm: Chứng từ chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hàng hóa, tờ khai hải quan;  giấy tờ khác với mục đích chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định pháp luật.

Như vậy, những loại hàng hóa không đáp ứng được các điều kiện về nơi sản xuất, cũng như những căn cứ đã nêu trên mà đã và đang lưu thông trên thị trường thì được coi là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ”.
Thông tin nhà sản xuất được thể hiện trên mã QR sản phẩm hàng hóa.
Cũng theo luật gia Lê Anh Tuấn: “Về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
Tại điều 2 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm: Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính; hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, làm muối và người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh không cố định hoặc làm những dịch vụ có thu nhập thấp và không phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định, mà có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này, sẽ bị xử phạt như với cá nhân vi phạm.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên đến 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp, vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm.
Nếu ngoài vi phạm về quy chế ghi nhãn hàng hóa, cơ sở kinh doanh còn vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập lậu được quy định tại Nghị định 98/2020/ NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ với mức xử phạt vi phạm hành chính có thể lên đến 200.000.000 đồng và tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm/
buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng/ buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được
do thực hiện hành vi vi phạm. 
Mặt khác, Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định rất rõ về hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng… mà mức phạt có thể lên đến 200.000.000 đồng theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng; buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật…
Nghị định 98/2020/NĐ-CP áp dụng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm do cá nhân thực hiện. Trong trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân.
Phạt tiền gấp hai lần: Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy hải sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, vật nuôi.
Theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 1/11/2017 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân tối đa lên đến hơn 100.000.000 đồng, tổ chức kinh doanh có thể phạt tối đa đến 200.000.000 đồng tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Ngoài ra, phạt tiền gấp 02 lần trong trường hợp hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm; chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi; hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính…; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa…”. 
Đồng thời, luật gia Lê Anh Tuấn cũng cho hay: “Cùng với xử phạt vi phạm hành chính các đối tượng kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, các các nhân, tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Ví dụ như Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về tội buôn lậu như sau:
Người có hành vi buôn bán qua biên giới hoặc có hành vi buôn bán từ khu phi thuế quan vào trong nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật về luật hàng hóa hoặc tiền Việt Nam, kim khí quý, ngoại tệ hoặc đá quý trị giá từ 100.000.000 - dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 - 300.000.000 đồng hoặc sẽ bị áp dụng phạt tù 6 tháng đến 3 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính với  những  hành vi quy định tại điều này hoặc một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn tái phạm;
b) Vật bị phạm pháp là những di vật hoặc cổ vật.
2. Phạm tội một trong các trường hợp dưới đây thì bị phạt tiền từ 300.000.000 - 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vật phạm pháp có giá trị từ 300.000.000 - dưới 500.000.000 đồng;
d) Hành vi thu lợi bất chính từ 100.000.000 - dưới 500.000.000 đồng;
đ) Vật phạm pháp được xem là bảo vật của quốc gia;
e) Lợi dụng chức vụ và quyền hạn;
g) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan hoặc tổ chức;
h) Phạm tội 02 lần trở lên;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000.000- 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù 07 đến 15 năm:
a) Vật phạm pháp giá trị từ 500.000.000- dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Hành vi thu lợi bất chính từ 500.000.000- dưới 1.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Vật phạm pháp có giá trị 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Hành vi thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng chiến tranh hoặc thiên tai, dịch bệnh hoặc lợi dụng hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
4. Người phạm tội bên cạnh bị áp dụng các hình phạt trên còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000- 100.000.000 đồng hoặc sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc bị cấm hành nghề hoặc bị phân công làm công việc nhất định khác từ 01 đến 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Qua đó có thể cho thấy, những hành vi vi phạm có đầy đủ các dấu hiệu để cấu thành tội buôn lậu là đảm bảo có hành vi buôn bán trái phép qua biên giới các mặt hàng nói trên của người phạm tội với hành vi vi phạm là vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới để trao đổi, vi phạm các quy định của pháp luật xuất- nhập khẩu hàng hóa qua biên giới  thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về tội buôn lậu thì có thể sẽ phải chịu những hình phạt như là hình phạt tù,cao nhất có thể lên đến 15 năm và  kèm theo có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, kèm theo bị cấm đảm nhiệm chức vụ hay bị phân công làm một công việc nhất định từ 01 đến 05 năm, cấm hành nghề hoặc sẽ bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Với nội dung truyền tải thông tin về ảnh hưởng trực tiếp của việc sản xuất, kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng lậu cũng như đưa ra những cơ sở pháp lý, nhằm thực hiện chuyên đề: “Khảo sát hàng tiêu dùng không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn Hà Nội”, phục vụ mục đích nghiên cứu và đưa ra đánh giá, đề xuất, giải pháp, kiến nghị với các cơ quan chức năng của Viện Kỹ thuật Chống hàng giả.
Còn lại: 1000 ký tự
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Một doanh nghiệp bị đình chỉ sản xuất và phạt hơn 100 triệu đồng

(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Minh Tú Anh (địa chỉ số 113 đường Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng), do ông Nguyễn Doãn Thiệu làm Giám đốc, với số tiền trên 100 triệu đồng

Xem chi tiết
Lâm Đồng: 02 giám đốc bị khởi tố vì sản xuất, buôn bán phân bón giả

(CHG) Ngày 27/9, Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can, gồm: Lê Tuấn Anh (32 tuổi) và Đào Đình Tuấn (52 tuổi) cùng thường trú tại Tp.HCM, để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.

Xem chi tiết
Tây Ninh: Xử phạt một cá nhân 40 triệu đồng vì buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 21/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 – Cục QLTT tỉnh Tây Ninh cho biết, đã tổ chức thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu với số tiền xử phạt 40 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3