(CHG) Đa phần các nạn nhân ngộ độc rượu có kết quả xét nghiệm chỉ số methanol ở mức rất cao. Trong khi độc chất này dù dùng lượng ít đã có thể dẫn đến tử vong. Do đó, hành vi pha methanol vào rượu để bán đã vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm.
Những cảnh báo “nhãn tiền”
Theo các chuyên gia y tế, nếu uống phải methanol, chất này sẽ chuyển thành formaldehyt và tiếp tục chuyển hóa thành axit formic. Đây là thành phần chính gây ra ngộ độc methanol. Ở một số bệnh nhân, thông thường axit fomic sẽ ứ đọng lên não gây co giật, hôn mê, dẫn đến tử vong. Một số hiếm sẽ tích lũy lên võng mạc gây tổn thương võng mạc, tổn thương thần kinh thị giác, gây mù lòa. Đối với các nạn nhân uống nhiều mà tình trạng toan máu chuyển nặng thì có nguy cơ tử vong cao.
Đa phần các nạn nhân ngộ độc rượu có kết quả xét nghiệm chỉ số methanol ở mức rất cao. Trong khi độc chất này dù dùng lượng ít đã có thể dẫn đến tử vong. Do đó, hành vi pha methanol vào rượu để bán đã vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm.
Đã có những vụ việc vi phạm tới mức phải xử lý hình sự. Điển hình như vụ chủ cơ sở sản xuất rượu bia “Đất Lúa” đã sử dụng cồn công nghiệp (methanol) pha chế các loại rượu ngâm (táo mèo, ba kích, chuối hột, rượu dừa, rượu nếp) để bán ra thị trường.
Loại rượu pha “Đất Lúa” đã làm 3 người tử vong sau khi sử dụng. Bị cáo Nguyễn Văn Quỳnh, chủ cơ sở sản xuất rượu “Đất Lúa” bị phạt 17 năm tù về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm”.
Trên thực tế, các cơ quan chức năng khó phát hiện hành vi pha methanol vào rượu để bán ra thị trường, nếu không có những vụ ngộ độc rượu chứa methanol diễn ra. Nhưng đến khi sự việc bị phát giác, ảnh hưởng của loại độc chất này tới sức khỏe người dùng đã rất nghiêm trọng.
Việc buôn bán, sản xuất rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên được quy định chặt chẽ về quy trình sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ. Chưa kể hoạt động này cần có giấy phép mới được triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, ngoài thị trường, việc mua bán rượu, nhất là các loại rượu tự pha chế (rượu ngâm) rất khó kiểm soát. Người tiêu dùng cũng không phân biệt được rượu chứa methanol và rượu không chứa methanol bằng mắt thường hoặc bằng vị giác, khứu giác. Chỉ có thể xác định được chính xác rượu pha methanol bằng cách làm xét nghiệm.
Với giá thành methanol tương đối thấp, các đối tượng dễ dàng mua được cồn công nghiệp để pha chế, nhằm hưởng chênh lệch cao giữa rượu và cồn công nghiệp.
Các chuyên gia cảnh báo, mặc dù tỷ lệ ngộ độc methanol chỉ 10%, nhưng cũng đủ để gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề, khó hồi phục cho người sử dụng.
Người dân cần cảnh giác trước các loại rượu rẻ, rượu không rõ nguồn gốc, hoặc các loại rượu bày bán trôi nổi. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng không nên trộn các loại rượu với nước giải khát, nước ngọt để uống, vì sẽ khó có thể phát hiện những bất thường của cơ thể.
Một số quy định pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng đối với các hành vi: nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 1 đến 4 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm đ, khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP) Ngoài ra, phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Buộc phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm. |
(CHG) Lê Văn Hải – chủ kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” có 2,6 triệu lượt follow, thường xuyên đăng tải các video bán các sản phẩm trên kênh này, đã bị cơ quan chức năng bắt giữ để điều tra.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ kiểm tra, phát hiện và tạm giữ 23.468 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT.
Xem chi tiết(CHG) Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, sĩ quan có biểu hiện tham nhũng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm pháp luật với phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".
Xem chi tiết(CHG) Pharmacity thông báo thu hồi toàn bộ sản phẩm liên quan đến Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, sau khi Bộ Công an xác định hai sản phẩm “Baby Shark” và “Medi Kid Calcium K2” của công ty này là hàng giả.
Xem chi tiết(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Xem chi tiết