Bài 2: Cần thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật


(CHG) Hiện tượng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có không ít mặt hàng loại này không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như sức khoẻ của bản thân người sử dụng… vốn đã diễn ra từ lâu trong hoạt động sản xuất nông nghiệpĐiều này ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn đời sống xã hội, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Cần thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để hướng tới nền nông nghiệp bền vững, an toàn.

Hội thảo về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm năm 2021-2022.
Chuyển đổi thói quen của nông dân trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hướng đến nền nông nghiệp bền vững là một trong những nội dung được Cục Bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang triển khai rộng khắp trên cả nước trong thời gian qua. Tại lễ tổng kết chương trình “Hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm năm 2021-2022” do Cục Bảo vệ thực vật và Sở NN&PTNT Đồng Tháp tổ chức ngày 10/12 tại tỉnh Đồng Tháp, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật đã đánh giá cao hiệu quả của mô hình này.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hoàng Trung đã nhấn mạnh vấn đề thời gian tới, các bên sẽ cùng ngồi lại và cập nhật lại tài liệu, đồng thời có cách thức truyền tải phù hợp hơn về vấn đề này. Theo đó, năm 2023, chương trình hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm cũng sẽ thay đổi để khắc phục những tồn tại như hình thức giảng dạy, phương thức thu gom bao bì hiệu quả hơn.
“Chúng tôi sẽ đánh giá lại từng nội dung trong chương trình này và bổ sung thêm các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và chuyển đổi số đến với nông dân và cả doanh nghiệp. Việc thực hiện mô hình này đã mang lại hiệu quả cho từng người dân, từng cánh đồng sản xuất”, ông Hoàng Trung chia sẻ.
Đến làng hoa cảnh thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) những ngày này có thể thấy cảnh tượng người dân đang tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết. Không những chăm chú vào việc chăm sóc hoa, cây cảnh, người dân ở đây còn thêm một việc là đi gom các bao, vỏ thuốc bảo vệ thực vật để tập hợp ở những nơi được quy định.
Ông Nguyễn Trọng Trí (xã Tân Khánh Đông) chia sẻ: “Hồi nào tới giờ, bà con chúng tôi phun thuốc xong thường tiện tay vứt các loại bao, gói ra kênh rạch, bờ ruộng mà không lường trước được tác hại của việc làm vô tình này. Năm 2022, chúng tôi tham gia mô hình thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tôi đã vỡ ra nhiều điều”.
Ông Trí cho biết thêm, khi tham gia mô hình, bà con nông dân trong khu vực đã được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm cũng như tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật. 
Ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp cũng ghi nhận hiệu quả của mô hình và cho biết, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Tháp mở rộng mô hình. Ông Thiện mong muốn các địa phương trong tỉnh khi thực hiện chương trình thì chỉ tiêu mỗi năm sẽ tăng lên để xứng đáng với nguồn lực bỏ ra.
Đây là năm đầu tiên triển khai dự án hợp tác 3 bên giữa Cục Bảo vệ Thực vật, Sở NN&PTNT Đồng Tháp và Hiệp hội Crop Life trong việc hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm tại tỉnh Đồng Tháp (giai đoạn 2021-2026). Mục tiêu của dự án là hỗ trợ nông dân, cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nắm rõ các nguyên tắc sử dụng thuốc và phòng trừ dịch hại, để vừa phát huy hiệu quả của các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật vừa duy trì môi trường xanh, sạch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Từ đó, hình thành vùng sản xuất nông sản an toàn, chất lượng cao và phục vụ xuất khẩu.
Tính đến tháng 11/2022, các cán bộ của dự án đã tổ chức và tập huấn tại 12 huyện, thành phố; hoàn thành 1 lớp tập huấn cho hơn 50 cán bộ kỹ thuật của tỉnh và 6 lớp tập huấn cho các cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật với sự tham gia gần 500 đại lý. Chương trình cũng hoàn thiện nội dung và phát hành bộ tài liệu tập huấn về quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho từng đối tượng tham gia và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ dịch hại trên một số cây trồng chủ lực của địa phương như lúa, hoa cảnh, nhãn, xoài; cấp phát 1.200 tờ rơi, 240 áp phích tuyên truyền và phát sóng 15 video tuyên truyền về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trên đài truyền hình địa phương.
Trong khuôn khổ chương trình, Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp đã triển khai phong trào thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật với sự tham gia của hơn 1.600 nông dân, trong đó tiến hành trực tiếp thu gom bao gói, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng trên các tuyến kênh, rạch, mương nội đồng và tập kết về địa điểm phát động. Tổng lượng rác thải bảo vệ thực vật thu gom được hơn 16 tấn.

 
Nông dân Sa Đéc tích cực tham gia chương trình thu gom vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
Bên cạnh đó, chương trình cũng đã xây dựng 2 mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trên lúa và hoa cảnh với tổng diện tích gần 300ha tại Lấp Vò, Sa Đéc, hơn 490 hộ nông dân tham gia. Nông dân tham gia mô hình không chỉ được tập huấn về các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nói chung mà còn được trực tiếp tập huấn về cách thức phòng trừ dịch hại trên cây trồng, cụ thể thông qua các đợt tập huấn đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ. Ngoài ra, tại các mô hình, chương trình cũng bố trí xây dựng 15 bể chứa thuốc và xây dựng 1 nhà kho lưu chứa để hướng dẫn nông dân thực hành thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định.
Chị Huỳnh Thị Mộng Thu, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp Khánh Nghĩa, xã Tân Khánh Đông cho biết: “Chúng tôi tuyên truyền theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” để bà con nhận thức được sự cần thiết phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Sau một thời gian, bà con ai cũng đã nhận ra rồi thay đổi hành vi của mình”.
Ông Lê Văn Chấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp cho biết, chương trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm được ký kết giữa Cục Bảo vệ thực vật, Sở NN&PTNT Đồng Tháp và Crop Life Việt Nam được thực hiện trong 5 năm. Năm nay là năm đầu tiên thực hiện.
Các chương trình tập huấn cho nông dân, đại lý đã có có tác động tích cực. Đa số nông dân đều nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nông nghiệp nói riêng. Nông dân tích cực tham gia thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng để đúng nơi quy định.
Nông dân được tập huấn các biện pháp quản lý dịch hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, giúp bà con xác định đúng đối tượng dịch hại và chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi có sự cần thiết, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3