Bài 4: Nhận diện lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua app tín dụng


(CHG) Thời gian qua, trên mạng internet, mạng xã hội hiện xuất hiện nhiều thông tin, bài viết, quảng cáo liên quan đến hoạt động cho vay tiền trực tuyến, vay tiền nhanh, vay tiền qua ứng dụng di động (app). Hoạt động cho vay theo hình thức này chủ yếu được áp dụng theo kiểu tín chấp, người đi vay không cần tài sản đảm bảo, thế chấp, thủ tục lại nhanh gọn nên ngày càng có nhiều người mắc vào.
Nhiều app tín dụng "nở rộ" trong thời gian qua. Ảnh minh hoạ.
Gia tăng các vụ việc lừa đảo qua app tín dụng
Bên cạnh những ứng dụng cho vay tiền chính thống của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính hoạt động công khai, minh bạch, thời gian qua xuất hiện nhiều ứng dụng hoạt động dưới hình thức “tín dụng đen”, các ứng dụng này thường thay đổi tên hoặc để ẩn thông tin, nhằm tránh sự theo theo dõi của các cơ quan chức năng. 
Theo thống kê, hiện có đến hàng trăm ứng dụng cho vay theo kiểu “tín dụng đen” như vậy (thông qua website, qua các ứng dụng điện thoại di động, chủ yếu trên GooglePlay, AppStore như: Tamo, Vdong, Movay, Ucash…). Khi khách hàng cài đặt một hoặc một vài ứng dụng vay, sẽ có nhân viên của nhiều ứng dụng khác liên hệ, liên lạc để giới thiệu, mời chào khách hàng cài đặt và vay trên ứng dụng của họ.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) vừa phát đi cảnh báo và cung cấp thông tin nhận diện các hình thức lừa đảo qua ứng dụng (app) trên điện thoại. Hoạt động này diễn ra công khai, đã và đang xuất hiện nhiều app cho vay tiền kiểu “tín dụng đen”, cho vay với lãi suất “cắt cổ”, đang ngày càng nở rộ.
Theo ghi nhận của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, từ đầu năm 2022 đến nay, có 2.624 người báo cáo hiện tượng lừa đảo qua canhbao.ncsc.gov.vn. Trong đó, số người phản ánh về các ứng dụng liên quan tới hoạt động tín dụng đen chiếm 30% số lượng cảnh báo về lừa đảo trực tuyến được gửi về.
Các đối tượng, tổ chức tín dụng cho vay tiền không rõ nguồn gốc tạo các ứng dụng vay tiền. Đồng thời, sử dụng tờ rơi, thông qua các trang mạng xã hội, nhắn tin, gọi điện, chạy video quảng cáo... nhằm lôi kéo nhiều người tham gia với những lời chào mời hấp dẫn như: Thủ tục vay tiền đơn giản, nhanh gọn, miễn phí lãi suất lần đầu vay, vay không cần chứng minh thu nhập, vay không cần thế chấp, lương càng cao lãi suất càng thấp... 
Sau khi dụ dỗ được người có nhu cầu, các đối tượng chủ động liên hệ qua trang mạng xã hội như: Zalo, Telegram, Messenger, Viber... và tự xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng, hướng dẫn làm thủ tục vay vốn.
 Để tạo sự tin tưởng, các đối tượng còn cung cấp hình ảnh bản thân, căn cước công dân, địa chỉ cơ quan, nơi làm việc, số điện thoại liên hệ... Tuy nhiên, trên thực tế, những hình ảnh, thông tin này đều là mạo danh người khác hoặc giả mạo bằng thủ đoạn cắt ghép, chỉnh sửa. 
Khi đã tạo được lòng tin đối với người vay, các đối tượng cung cấp đường link tải ứng dụng vay tiền trên điện thoại di động. Sau khi cài đặt ứng dụng, các đối tượng hướng dẫn người dùng điền các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, ứng dụng yêu cầu được phép truy cập vào danh bạ của điện thoại để thu thập các thông tin liên quan phục vụ mục đích đòi nợ. 
Các đối tượng sau khi hoàn thành xong thủ tục sẽ cho vay khoản tiền theo yêu cầu với lãi suất 10-15%/năm.
Nếu đến hạn, người vay trả chậm sẽ bị phạt tiền vi phạm hợp đồng từ 3 - 8% tiền vay, một ngày trả chậm sẽ bị phạt thêm từ 2 - 5% tiền vay. Như vậy, khoản tiền phải trả có thể gấp 5, gấp 10 lần khoản tiền vay ban đầu trong thời gian ngắn (một vài tháng).
Đáng nói, ứng dụng được cài trên điện thoại nên khi đến hạn mà người vay chưa trả nợ hoặc không trả đầy đủ, các đối tượng sẵn sàng sử dụng nhiều biện pháp đe dọa, khủng bố tinh thần để đòi nợ như: Sử dụng sim rác gọi điện, nhắn tin để chửi bới, đe dọa; liên lạc với người thân. 
Các đối tượng này còn sử dụng hình ảnh cá nhân, cắt, ghép phát tán trên mạng xã hội, gửi email, gọi điện cho cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý người vay để vu khống, tố cáo, gây sức ép đòi nợ, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của nhiều tổ chức, cá nhân…
Hình ảnh app vay tiền trên điện thoại di động. Ảnh: Internet.
Vay tiền qua app điện thoại di động
Vay tiền qua ứng dụng điện tử (app) là hình thức vay khá phổ biến hiện nay. Các giao dịch vay chủ yếu được thực hiện trực tuyến thông qua các website, các sàn giao dịch trực tuyến hoặc các ứng dụng trên điện thoại di động bằng những thao tác hết sức đơn giản.
Hiện nay, không khó để tìm những lời quảng cáo cho vay tiền qua app nhanh gọn, đơn giản trên các trang mạng xã hội. Chỉ cần gõ từ khóa “vay online” trên Google, trong 0,6 giây, có tới hơn 49 triệu kết quả tìm kiếm liên quan tới hoạt động cho vay trực tuyến. Với từ khóa “app vay online” cũng có hơn 29 triệu kết quả tìm kiếm trong 0,37 giây. 
Với mạng xã hội facebook, một nhóm có tên “app vay tiền uy tín…” có tới hơn 30 nghìn thành viên. Trong đó, có rất nhiều đường dẫn (link) và hướng dẫn cài đặt các app vay tiền. Chỉ cần “ngỏ lời” muốn vay, cần vay là sẽ có nhiều thành viên chủ động nhắn tin, hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ cách thức cài app, thực hiện các yêu cầu cần thiết để nhận được khoản vay.
Đa số, những app này đều có giao diện dễ nhìn, dễ thao tác. Các điều kiện cho vay vô cùng dễ dàng: không cần thế chấp, không cần tài sản đảm bảo, chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, số Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng, hình ảnh chân dung, chữ ký… Số tiền vay có giới hạn linh hoạt, giải ngân ngay trong ngày. 
Một nhóm cho vay tiền qua ứng dụng online khác có tên “Vay qua app web online” có gần 20.000 thành viên và cũng có vô số đường link tải app với những lời quảng cáo hấp dẫn như “không thẩm định, tiền về trong 20 phút”…
Ứng ụng vay tiền trực tuyến thực chất là một ứng dụng cho vay tín chấp, người đi vay không cần có tài sản đảm bảo và người cho vay thì dựa vào uy tính của người đi vay về thu nhập và khả năng trả nợ để cho vay. Các giao dịch được thực hiện trực tuyến, thông qua các trang web, các sàn giao dịch trực tuyến hoặc các ứng dụng được cài đặt trên thiết bị điện thoại di động thông minh.
Việc vay và cho vay tiền qua app rất dễ dàng, người có nhu cầu vay tiền nhanh chóng được đáp ứng với một số thao tác đăng ký đơn giản trên máy tính như tải app, điền thông tin cá nhân, số tài khoản nhận tiền… đồng ý cho app truy cập danh bạ cá nhân.
Theo quy định hiện nay, ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh, để được hoạt động cho vay tín dụng cần được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Cụ thể, các Tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Tổ chức tài chính vi mô là các Tổ chức tín dụng được ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động. 
Hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định pháp luật ngân hàng. Vì vậy, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng chính thống sẽ được công khai thông tin về lãi suất, thời hạn trả nợ… và các chế tài, biện pháp xử lý khi khách hàng không có khả năng thanh toán sẽ được tuân thủ theo các văn bản pháp luật do Ngân hàng nhà nước ban hành.
Trên thực tế, vay tiền là phương thức giao dịch do người có tiền và người cần tiền thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân với nhau. Vay tiền qua app chỉ là phương tiện giao dịch và chưa có quy định cấm giao dịch cho vay qua app. Bên cạnh đó, pháp luật không cấm cá nhân, tổ chức cho nhau vay vì đó là mối quan hệ cung – cầu, nhưng tổ chức hay cá nhân cho vay lãi suất quá mức quy định cho phép thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3