Bài 2: Cảnh báo 3 nhóm lừa đảo công nghệ cao phổ biến


(CHG) Theo ước tính, Việt Nam hiện có hơn 70 triệu người sử dụng Internet. Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.
Cảnh sát Campuchia phối hợp, bắt giữ, bàn giao các đối tượng cho Cảnh sát Việt Nam. Ảnh: Báo CAND
Phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi
Ngày 5/2/2023, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị an đối với 23 đối tượng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 
Trước đó, khoảng giữa tháng 12/2022, qua công tác nghiệp vụ, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đã phát hiện nhóm đối tượng người Việt Nam hoạt động trong một công ty trá hình do đối tượng người nước ngoài làm chủ, đặt trụ sở tại Campuchia để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân Việt Nam với quy mô lớn.
Từ tháng 3/2022 - 1/2023, 2 đối tượng người Trung Quốc (chưa rõ lai lịch) câu kết với các đối tượng người Việt Nam thành lập công ty trá hình, tuyển được gần 100 người Việt Nam đưa sang Campuchia làm việc bằng hình thức thông qua các trang mạng xã hội đăng bài viết đưa ra mức lương cao, đãi ngộ hấp dẫn để tuyển nhân viên hoặc khuyến khích các nhân viên đang làm việc lôi kéo thêm bạn bè, người thân sang Campuchia làm việc.
Mỗi nhân viên được trả 800 USD/tháng và hưởng hoa hồng trên tổng số tiền lừa đảo được của các bị hại. Nhân viên được học kịch bản, lời thoại lừa đảo và theo cùng các nhân viên đã làm việc trước để học việc. 
Hai đối tượng người Trung quốc chia nhân viên thành các tổ, nhóm để cùng nhau hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, nhóm khoảng 20 nhân viên “telesales” có nhiệm vụ gọi điện, nhắn tin qua facebook để dụ dỗ, lôi kéo bị hại tham gia làm việc online trên mạng internet để được trả công từ 100.000 - 300.000 đồng/ngày; bị hại đồng ý thì chuyển thông tin số điện thoại, tài khoản facebook của bị hại cho nhân viên sale tiếp tục thực hiện lừa đảo bị hại.
Nhóm sale gồm 80 người chia thành 3 nhóm A, B, C, mỗi nhóm chia thành nhiều tổ, mỗi tổ 3 nhân viên quản lý 1 điện thoại và 1 máy tính. 
Nhân viên máy số 1 tiếp nhận thông tin bị hại từ nhóm telesale, sau đó gọi điện, nhắn tin facebook dụ dỗ, lôi kéo bị hại tham gia theo dõi, thả tim Tiktok, Facebook, nghe nhạc MP3 để được trả công, bị hại đồng ý tham gia thì chuyển thông tin cho nhân viên máy 2.
Nhân viên máy 2 sẽ hướng dẫn bị hại thả tim tiktok, nghe nhạc MP3 để được trả công từ 10.000 - 50.000 đồng/lần, chuyển tiền làm từ thiện trẻ em SOS, lập tài khoản trang web Corona...
Khi bị hại chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng thì các đối tượng gửi qua telegram cho bị hại một hợp đồng giả mạo của một công ty tài chính cam kết bảo hiểm an toàn 100% vốn cho bị hại. Sau đó, hướng dẫn bị hại liên hệ qua telegram gặp chuyên gia là nhân viên máy 3.
Nhân viên máy 3 sẽ hướng dẫn chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng để có điểm trong tài khoản đã lập trên web Corona (1 điểm bằng 1.000 đồng), đọc các lệnh tài/xỉu hoặc chẵn/lẻ cho người bị hại thực hiện đặt cược để được hưởng hoa hồng từ 30% đến 60%.
Ban đầu, người bị hại chuyển số tiền nhỏ để thực hiện nhiệm vụ đặt cược thì được đối tượng trả tiền về tài khoản ngân hàng của bị hại (nuôi khách). Khi bị hại chuyển số tiền lớn và yêu cầu rút tiền thị bọn chúng đưa ra nhiều lý do như lỗi hệ thống, sai số tài khoản ngân hàng, bị hại chưa hoàn thành nhiệm vụ... không cho rút tiền.
Chúng yêu cầu người bị hại nộp thêm tiền để xác minh tài khoản, nếu bị hại không còn khả năng nộp thêm tiền thì chặn liên lạc, khóa tài khoản của bị hại đã lập trên trang web Corona.
Nhóm nhân viên có nhiệm vụ cung cấp số tài khoản ngân hàng cho nhân viên các tổ A, B, C để cho bị hại chuyển tiền, quản lý app Corona chuyển điểm vào tài khoản của bị hại, can thiệp, chỉnh sửa thông tin mật khẩu, số tài khoản ngân hàng hoặc khóa tài khoản không cho bị hại rút tiền...
Với phương thức thủ đoạn trên, các đối tượng lừa đảo hàng nghìn người Việt Nam với số tiền chiếm đoạt ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Ảnh minh hoạ.
Những hình thức lừa đảo công nghệ cao
Năm 2022, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình chính gồm lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân và lừa đảo tài chính. Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.
Khi các công nghệ mới xuất hiện, đối tượng tấn công mạng, lừa đảo cũng sẽ tìm cách để lợi dụng, khai thác đánh vào điểm yếu nhất - đó là con người, áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin và dẫn dắt theo kịch bản. Các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng không ngừng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư… nhưng mục tiêu cuối cùng của các đối tượng chính là tiền.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính riêng trong năm 2022, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, cụ thể:
Nhóm 1: Giả mạo thương hiệu
- Giả mạo thương hiệu của các tổ chức (ngân hàng, cơ quan Nhà nước, công ty tài chính, chứng khoán…) để gửi SMS lừa đảo cho nạn nhân.
- Giả mạo các trang web/blog chính thống (giao diện, địa chỉ tên miền/đường dẫn…) tạo uy tín lừa nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân của người dân.
Nhóm 2: Chiếm đoạt tài khoản
- Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok…) để tiến hành gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè người thân nhằm chiếm quyền tài khoản, lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền…
- Các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên các trang web, gửi tràn lan qua các kênh thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo. Nạn nhân sẽ biến thành những con nợ trong khi chính nạn nhân cũng không biết.
Nhóm 3: Các hình thức kết hợp
- Sử dụng số điện thoại (trong nước, nước ngoài, đầu số lạ…) giải danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông… để tiến hành gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản.
- Giả mạo trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên. Để dẫn dụ nạn nhân, đối tượng xấu thực hiện chạy quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS.
- Lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự thương người và lòng tin. Để câu view, câu like và sau đấy là lừa gạt chiếm đoạt tài sản qua hình thức từ thiện, kêu gọi đóng góp lừa đảo…
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook (bán hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mãi giả, hàng ảo hoặc rao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm).
- Giả mạo trang cá nhân, tài khoản người dùng trên Facebook, Telegram, Zalo để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư. Chẳng hạn như lừa chiếm đoạt tài sản bằng cách chờ trực trên các Fanpage có tích xanh, Fanpage của người nổi tiếng trên mạng xã hội để nhắn riêng với nạn nhân đóng giả là nhân viên, trợ lý.
- Bẫy tình, lợi dụng tình cảm lòng tin và sự thương hại để lừa đảo qua các nền tảng Facebook, Zalo, Tinder, Telegram.
- Lừa đảo cài cắm mã độc thông qua đường dẫn độc hại, phần mềm độc hại (tiện ích mở rộng cho trình duyệt, phần mềm bẻ khóa - crack). Đối tượng tạo những công cụ, đường dẫn, phần mềm độc hại để chiếm đoạt tài sản, thông tin tài khoản mạng xã hội, ngân hàng thông qua tiếp cận nạn nhân từ chạy quảng cáo đường link độc hại, phát tán mã độc, phần mềm độc hại qua Facebook, Telegram, Google Search, Google Play Store, Apple’s App Store và email.
- Thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa nạn nhân đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản thông qua các trang web giả mạo.
- Thủ đoạn nâng cấp lên SIM 4G hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản và tài sản.
- Giả mạo email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín để uy hiếp, đe doạ lừa tiền nạn nhân.
- Lập sàn đầu tư tiền ảo crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, đầu tư Forex… lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mục tiêu cuối cùng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đều đánh chung vào tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người.
Trong thời gian qua để bảo vệ người dân trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, các chuyên gia an ninh đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và áp dụng một số biện pháp bước đầu mang lại hiệu quả nhất định.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3