Bài 5: Cách đối phó với các hình thức lừa đảo vay tiền qua app


(CHG) Thời đại công nghiệp 4.0 đang ngày càng phát triển mạnh, việc cho vay tiền cũng trở nên thuận tiện và dễ dàng rất nhiều. Hình thức vay tiền thông qua app phổ biến nhanh và rộng rãi trong đời sống chỉ bằng vài thao tác đơn giản. Thế nhưng, những biến tướng của hoạt động này cũng gây những hệ quả khó lường.
Các dạng lừa đảo vay tiền qua app thường gặp
Thực tế, với những giao dịch liên quan đến tiền, hay các loại tài sản khác, thủ tục thực hiện càng đơn giản, dễ dàng thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với mong muốn vay tiền nhanh của người dân hay tâm lý cần tiền do ảnh hưởng kinh tế bởi dịch Covid-19, nhiều đối tượng đã nắm bắt và lợi dụng điều này để thực hiện các chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền thông qua việc cho vay qua app.
Đầu tháng 10/2022, do cần tiền chi tiêu, chị Nguyễn.N.T (trú tại quận 7, TP. HCM) vay tiền không cần thế chấp trên mạng xã hội. Một tài khoản có tên “Nguyen Phung”, giới thiệu là nhân viên của một công ty tài chính có thương hiệu sẽ giúp chị T. được vay vốn với lãi suất ưu đãi, ngay cả trường hợp đang nợ xấu, với thủ tục giải ngân chỉ trong chưa đến 30 phút và số tiền cho vay khá lớn.
Chị T. lập tức thực hiện theo hướng dẫn của tài khoản “Nguyen Phung”: Chụp ảnh giấy tờ tùy thân và hợp đồng lao động gửi đi. Sau ít phút, chị T. được chấp nhận cho vay 100 triệu đồng với lãi suất 20%/tháng. “Nguyen Phung” tiếp tục hướng dẫn chị T. cài đặt ứng dụng vay tiền trên điện thoại di động và đăng ký hồ sơ khoản vay để được phê duyệt.
Tuy nhiên, sau khi đăng ký khoản vay 100 triệu đồng trên app thành công, chị T. không nhận được tiền như cam kết. Lúc này, “Nguyen Phung” mới thông báo do số tiền vay của chị T. cao, cho nên bên “công ty tài chính” yêu cầu chị chuyển trước tiền lãi một tháng. Chị T. chấp nhận chuyển 20 triệu đến số tài khoản của đối tượng cung cấp, nhưng vẫn không nhận được 100 triệu tiền vay như đối tượng cam kết. Chị liên hệ với tài khoản này để hỏi thì được giải thích là lỗi hệ thống ngân hàng. Hai ngày sau, tài khoản “Nguyen Phung” đã bị xóa. Chị T. không có cách nào đòi lại 20 triệu đã chuyển khoản. 
Trước đó, Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết đã xử lý, điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền 100 triệu đồng thông qua hình thức vay tiền online. Anh Nguyễn Văn T. (SN 1971, quận Long Biên, Hà Nội) thực hiện vay tiền qua mạng internet thông qua một đối tượng môi giới. Người này hướng dẫn anh T. chuyển 100 triệu đồng vào tài khoản của anh ta thì sẽ được “giải ngân” khoản vay. Sau khi chuyển tiền nhưng không thấy khoản tiền vay được giải ngân, anh T. nghi ngờ mình bị lừa nên đến cơ quan công an trình báo.
Trung tá Đỗ minh Phương, Phó Trưởng Phòng Trọng án, Cục cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết, thời gian gần đây, các đối tượng hoạt động tín dụng đen chuyển hướng lợi dụng công nghệ, mạng xã hội để mời chào, dụ dỗ người kinh doanh nhỏ lẻ, người lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh thiếu niên vay tiền. 
Các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn sập bẫy lừa đảo. Thông thường, số tiền bị lừa cũng không phải quá lớn, cho nên nhiều người ngại trình báo cơ quan chức năng. Một số nạn nhân còn bị đe dọa nên tìm cách vay mượn để trả.
Các đối tượng hoạt động tín dụng đen cũng đang chuyển hướng lập các các doanh nghiệp núp bóng, cho vay trực tuyến, vay qua ứng dụng hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội để tiếp cận, mời chào số lượng lớn người có nhu cầu vay tiền với thủ đoạn quảng cáo không cần thế chấp tài sản, chỉ cần giấy tờ tùy thân, giải ngân ngay qua tài khoản ngân hàng… nhưng thu thêm nhiều khoản phí, tiền phạt trái pháp luật. 
Các đối tượng còn sử dụng nhiều hoạt động và hành vi phạm pháp khác nhằm lừa đảo người vay như lập các hợp đồng mua bán, giao nhận tiền, tài sản khống; ép người đi vay thực hiện khống các hành vi vi phạm pháp luật nhằm gây bất lợi về pháp lý cho người vay. Một số hợp đồng vay tiền tuy số tiền vay nhỏ, thời gian vay ngắn, nhưng lãi suất gấp nhiều lần định mức pháp luật cho phép. Nếu không tỉnh táo, người vay sẽ mất tiền và chịu nhiều hệ lụy phức tạp kèm theo.
Bên cạnh các ứng dụng cho vay tiền của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính hợp pháp, đã xuất hiện nhiều ứng dụng không rõ nguồn gốc về đơn vị chủ quản có biểu hiện hoạt động tín dụng đen. Các ứng dụng này thường xuyên thay đổi tên hoặc để ẩn thông tin nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng.
Khi khách hàng cài đặt ứng dụng vay và để lại thông tin cá nhân, sẽ có đối tượng liên hệ, mời chào vay tiền và cài đặt các ứng dụng vay khác. Các ứng dụng này có khả năng truy cập thu thập danh bạ, lịch sử tin nhắn, cuộc gọi, thông tin tài khoản mạng xã hội… của người vay để sử dụng khi đòi nợ hoặc cho những mục đích trái pháp luật khác.
Khách hàng có thể không để ý hoặc bỏ quả các thông tin quy định ràng buộc về lãi suất, phí, tiền phạt dẫn đến mức lãi suất cao, có thể hơn 300%, thậm chí có người vay phải trả lãi lên tới 100% - 2.000%/năm, dẫn đến việc vay của ứng dụng sau trả lãi cho ứng dụng trước.
Nhìn chung, các dạng hành vi lừa đảo phổ biến như: Lợi dụng đánh cắp thông tin cá nhân khi thực hiện đăng ký tài khoản vay tiền trên app; lợi dụng thông báo tài khoản đăng ký bị sai và đóng tất cả các giao dịch của khách hàng, sau đó yêu cầu đưa thêm tiền để mở lại giao dịch; việc vay qua app không có thông tin giấy tờ, văn bản xác thực, dễ dẫn đến việc làm giả thông tin khách hàng; liên tục đưa ra các lý do vô lý để bạn đưa thêm tiền vào khoản để có thể thực hiện giao dịch; lấy thông tin khách hàng đăng những thông tin sai sự thật lên các trang mạng xã hội để thực hiện đòi nợ.
Nếu chỉ nhằm mục đích chiếm đoạt tiền, các đối tượng sẽ thực hiện các hành vi như yêu cầu thanh toán phí hồ sơ hoặc bảo hiểm khoản vay. Nếu người vay đã thực hiện xong khoản vay trên app mà không nhận được tiền thì người vay coi như đã “ký nợ”. Khi đến hạn, các đối tượng sẽ thực hiện nhắc nợ, thậm chí đe dọa người vay phải trả nợ.
Chưa hết, nếu không trả được tiền gốc trong một thời gian ngắn, thì số tiền sẽ được nhân lên 1.570-2.190%/năm.

Lực lượng công an triệt phá đường dây cho vay nặng lãi qua điện thoại di động xuyên quốc gia. 
Phòng chống các chiêu thức lừa đảo qua app tín dụng
Theo khuyến cáo của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), hoạt động thu hồi nợ của từng khách hàng sẽ tiến hành với 3 giai đoạn chủ yếu khác nhau. Giai đoạn 1: Giới thiệu là nhân viên thu hồi nợ của công ty, của app vay tiền gọi điện, nhắn tin đến khách hàng để yêu cầu xử lý khoản nợ. Giai đoạn 2: Sử dụng số điện thoại ẩn danh gọi điện, nhắn tin cho khách hàng hoặc người thân, bạn bè của khách hàng để chửi bới, đe dọa, yêu cầu xử lý khoản nợ. Giai đoạn 3: Sử dụng tài khoản mạng xã hội facebook ẩn danh tán phát thông tin, hình ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm khách hàng và các mối quan hệ của khách hàng trên mạng xã hội nhằm gây áp lực để khách hàng trả nợ.
Cơ quan công an cho biết, hoạt động nhắc nợ, thu hồi nợ nêu trên có dấu hiệu vi phạm điểm g, khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/ND-CP: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”…; nặng hơn, người vi phạm còn phải chịu trách nhiệm về tội “Làm nhục người khác” được quy định tại điều 155 Bộ Luật hình sự.
Vì vậy người dân không nên đăng ký vay tiền qua các app hay website, các trang mạng xã hội, ứng dụng vay tiền... Những người không vay mà bị gọi điện, nhắn tin làm phiền có thể chặn cuộc gọi, tin nhắn bằng các ứng dụng có sẵn trên điện thoại, tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân hay người thân và bạn bè. Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài, người bị làm phiền ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn và trình báo cơ quan chức năng.
Trong trường hợp buộc phải sử dụng loại hình vay tiền qua mạng, người dân cần tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, ứng dụng cho vay uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả…) mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch…
Để tránh trở thành nạn nhân, các chuyên gia khuyến cáo người dùng cần hết sức cảnh giác trước các chiêu thức lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi của tội phạm. Riêng đối với các chiêu thức lừa đảo tài chính online, người dùng cần tuân thủ các nguyên tắc như “hãy chậm lại” khi kẻ lừa đảo luôn nhắn tin, gọi điện với giọng cấp bách, yêu cầu bạn phải hành động ngay, chuyển tiền ngay, “kiểm tra tại chỗ” nếu nhận cuộc gọi không mong muốn, xưng là công an, cảnh sát, nhân viên ngân hàng... ngay lập tức điện thoại trực tiếp tới cơ quan công an, ngân hàng, tổ chức tài chính đó để xác minh thông tin, và cuối cùng là “dừng lại” không gửi, chuyển tiền, nếu thấy giao dịch đáng nghi ngờ.
Đường dây nóng của cơ quan công an để tố giác tội phạm: 
Công an TP. Hồ Chí Minh: 08.3864.0508 
Công an TP. Hà Nội: 069.219.4053 
Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3