Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Chuyển biến tích cực từ địa phương


Sau hơn 4 năm triển khai Chỉ thị số 30, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực ngay từ các địa phương.

Thay đổi từ địa phương

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Chỉ thị 30), tỉnh Yên Bái đã có sự thay đổi tích cực khi từng cơ quan, đơn vị được xác định, giao nhiệm vụ rõ ràng; chủ thể trực tiếp sản xuất ngày càng thể hiện tính chủ động, trách nhiệm trong việc thực thi các trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng như: Thu hồi hàng hóa lỗi, hỏng, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại…; thói quen, nhận thức của người tiêu dùng cũng thay đổi theo hướng chú trọng đến nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Để cụ thể hóa các nội dung của Chỉ thị 30, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 157 ngày 14/10/2019 nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phù hợp với thực tiễn của tỉnh. HĐND tỉnh Yên Bái cũng ban hành các nghị quyết, chương trình giám sát chuyên đề thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn tỉnh. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát đã kịp thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và yêu cầu các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. UBND tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch, quy chế nâng cao công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Chuyển biến tích cực từ địa phương
Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái kiểm tra hàng hóa Tết Nguyên đán Giáp Thìn

Hàng năm, tỉnh Yên Bái đều đảm bảo cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định chất lượng hàng hóa, kiểm tra, kiểm soát thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với việc thực hiện 8 giải pháp theo tinh thần của Chỉ thị 30, đến nay, vai trò đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xác định rõ trên phạm vi toàn tỉnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách được thực hiện ngày càng đa dạng về hình thức và nội dung như: Phê phán công khai các hành vi xâm hại đến quyền lợi người tiêu dùng, biểu dương người tốt - việc tốt, tổ chức trưng bày gian hàng thật - hàng giả, hướng dẫn người dân phân biệt, đặc biệt quan tâm đến nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để thực thi hiệu quả các quyền của người tiêu dùng, nhất là các đối tượng người tiêu dùng yếu thế.

Công tác thanh, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng. Hàng năm, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Yên Bái đều ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện công tác này.

Từ năm 2019 đến nay, Cục Quản lý thị trường Yên Bái đã kiểm tra, xử lý 2.244/3.223 vụ, phạt hành chính trên 4,4 tỷ đồng; Công an tỉnh kiểm tra, phát hiện 500 vụ với 527 đối tượng, trong đó: Khởi tố, điều tra 23 vụ vận chuyển, buôn bán hàng cấm, lừa dối khách hàng, xử lý 477 trường hợp vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; Sở Công Thương kiểm tra 219 cơ sở; Sở Y tế kiểm tra 1.475 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 186 cơ sở; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh, kiểm tra 40 đợt với 1.002 tổ chức, cá nhân…

Số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng và doanh nghiệp được thiết lập công khai và duy trì. Ngoài ra, tỉnh Yên Bái cũng đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; tăng cường vai trò của mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng phát triển hệ thống tổ chức Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với 23 chi hội, gần 600 thành viên, cùng hoạt động vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tăng cường hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước

Không chỉ tại Yên Bái, mà tại nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai tích cực, có hiệu quả Chỉ thị 30 của Ban Bí thư. Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến nay đã có 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Chỉ thị 30. Trong đó, đối với nhóm nhiệm vụ tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có 48/54 địa phương gửi báo cáo đã lồng ghép các tiêu chí giám sát và đánh giá việc thực hiện công tác bảo vệ lợi người tiêu dùng trong hoạt động chuyên môn tại địa phương chiếm tỷ lệ 88,9%.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Chuyển biến tích cực từ địa phương
Đoàn công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chỉ thị 30 do ông Lê Triệu Dũng, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Bình Dương về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Các địa phương cũng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, còn xây dựng các bộ phận, công cụ tiếp nhận và giải quyết các phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng tại Ủy ban nhân dân các cấp.

Đối với việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, UBND các tỉnh, thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với sự ổn định, phát triển của địa phương cũng như ý nghĩa thiết thực với từng người dân và từng doanh nghiệp trên địa bàn; đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; thực hiện lồng ghép phổ biến các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với công tác tuyên truyền phổ biến liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt 100% các địa phương đã ban hành kế hoạch hưởng ứng ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy, các địa phương đã tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, hỗ trợ người tiêu dùng. Cụ thể, nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra theo kế hoạch hằng năm; có 27 tỉnh, thành phố có hoạt động tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, buôn bán hàng hóa và xử lý vi phạm đặc biệt trong gian lận thương mại; đa số các tỉnh, thành phố có thành lập Ban Chỉ đạo 389, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả kế hoạch quốc gia trong nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Không dừng lại ở đó, các địa phương còn thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đến nay có 46/54 địa phương đã ban hành kế hoạch, chương trình hành động nhằm gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dung; Tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày 15/3; Tổ chức sự kiện Ngày hội sản phẩm, hàng hóa vì người tiêu dùng; Tổ chức “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia” hàng năm nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia, tổ chức các chương trình tri ân người tiêu dùng.

Có thể nói, sau hơn 4 năm triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực ngay từ các địa phương, sự vào cuộc nhanh chóng, đồng bộ của hệ thống cơ quan Đảng, chính quyền là cơ sở để triển khai hiệu quả Chỉ thị số 30 cũng như tăng cường hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tiếp theo.

Nguồn: Báo Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3