Bắt giữ gần 1.000kg mỡ động vật không rõ nguồn gốc trên quốc lộ 1A


(CHG) Trên tuyến quốc lộ 1A, lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Nam đã liên tiếp phát hiện 2 vụ vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thu giữ gần 1.000kg mỡ động vật không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lực lượng chức năng kiểm tra phương tiện vận chuyển mỡ động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Ngày 27/12, Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Quảng Nam đã phát hiện vụ vận chuyển mỡ động vật số lượng lớn. Theo đó, tại Km1023+200 quốc lộ 1A đoạn qua địa phận xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, Đội cảnh sát giao thông số 1 đã kiểm tra xe tô tô khách BKS 43S-3563 lưu thông hướng Đà Nẵng đi Quảng Ngãi. Tổ công tác phát hiện trên xe chở 5 bao tải màu trắng, bên trong chứa mỡ động vật với tổng khối lượng 300kg.
Tài xế điều khiển phương tiện là ông V.H.L (sinh năm 1973, trú TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Thời điểm kiểm tra, lái xe V.H.L
 không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến số hàng hóa trên. Đội cảnh sát giao thông số 1 đã lập biên bản vụ việc và bàn giao cho Công an huyện Núi Thành tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý theo thẩm quyền.
Trước đó, ngày 23/12, tại Km 933 quốc lộ 1A, đoạn qua phường An Mỹ, TP. Tam Kỳ, Đội Cảnh sát giao thông số 1 nhận thấy ô tô khách BKS 77B-016.84 đang chạy hướng Bắc - Nam có dấu hiệu nghi vấn nên yêu cầu kiểm tra hành chính. Lực lượng chức năng phát hiện trên xe chở theo 9 bao tải chứa mỡ động vật với tổng khối lượng 635kg.
Người điều khiển phương tiện là N.T.L (sinh năm 1985, trú TP. Quy Nhơn, Bình Định). Thời điểm kiểm tra, tài xế N.T.L
 không cung cấp được hóa đơn, chứng từ liên quan đến số mỡ động vật trên. Đội Cảnh sát giao thông đã lập biên bản vụ việc đồng thời bàn giao cho Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Quảng Nam thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân sẽ tăng cao. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đã trà trộn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ để tuồn ra thị trường gây những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trước thực trạng trên, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đã và đang tăng cường kiểm soát hàng hóa, thắt chặt kiểm tra phương tiện lưu thông qua địa bàn nhằm ngăn ngặn kịp thời các trường hợp vi phạm, đảm bảo an toàn cho người dân đón Tết.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3