Bệnh viện E yêu cầu bệnh nhân có bảo hiểm ký cam kết tự nguyện sử dụng các dịch vụ y tế


Một số bệnh nhân phản ảnh, dù có bảo hiểm nhưng đến khám, điều trị tại bệnh viện E lại bị buộc phải ký cam kết tự nguyện sử dụng các dịch vụ y tế.

Phản ánh đến Báo Công Thương, nhiều bệnh nhân cho biết khi đến khám, điều trị tại Bệnh viện E (trực thuộc Bộ Y tế) họ đã bị buộc phải ký cam kết tự nguyện sử dụng các dịch vụ y tế mặc dù họ có bảo hiểm y tế.

Cụ thể, trước đó vào trung tuần tháng 9/2023, có trường hợp, bệnh nhân (Tây Tựu- Bắc Từ Liêm- Hà Nội) đến khám cấp cứu do nghi bị sốt xuất huyết (bệnh nhân này có thẻ bảo hiểm y tế tại Bệnh viện 198). Tuy nhiên, sau khi kết thúc khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán sốt viruts và cho về nhà tự điều trị. Bệnh nhân đã không được tính theo bảo hiểm y tế và nhận yêu cầu từ Bệnh viên E phải thanh toán 100% chi phí khám và xét nghiệm.

Bệnh viện E yêu cầu bệnh nhân có bảo hiểm ký cam kết tự nguyện sử dụng các dịch vụ y tế
Giấy cam kết mà người nhà bệnh nhân phải ký theo yêu cầu của Bệnh viện E

Đồng thời, Bệnh viện E đã yêu cầu bệnh nhân ký cam kết tự nguyện sử dụng các dịch vụ y tế. Bệnh viện E lấy lý do bệnh nhân khám trái tuyến, mặc dù khi vào khám bệnh nhân đang bị sốt cao phải đưa vào cấp cứu.

Bệnh viện E yêu cầu bệnh nhân có bảo hiểm ký cam kết tự nguyện sử dụng các dịch vụ y tế
Bệnh viện E được nhiều bệnh nhân phản ánh về vấn đề yêu cầu bệnh nhân phải ký cam kết tự nguyện sử dụng dịch vụ y tế

Những trường hợp này, bệnh nhân cho rằng mất tiền mua bảo hiểm y tế nhưng khi khám, cấp cứu chữa bệnh không được hưởng lợi ích gì từ bảo hiểm y tế.

Theo Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP. Hồ Chí Minh), dù trong trường hợp nào đi nữa, bệnh viện yêu cầu bệnh nhân phải ký giấy cam kết tự nguyện sử dụng các dịch vụ y tế là sai.

Ý kiến này cũng nhận được sự đồng tình của đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Nai), đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng đây là trường hợp khám cấp cứu và phải được tính bảo hiểm theo tỷ lệ quy định trong trường hợp trái tuyến.

Trước đó, Báo Công Thương cũng nhận được phản ánh của người nhà bệnh nhân H.P (Nghĩa Tân- Hà Nội) về trường hợp bệnh nhân vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê do bị biến chứng của tiểu đường, bệnh nhân có bảo hiểm y tế đúng tuyến. Bệnh viện E đã yêu cầu bệnh nhân phải mua thuốc và vật tư y tế (Bộ lọc máu) bên ngoài với lý do Bệnh viện hết thuốc và vật tư y tế...

Nguồn: BÁO CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3