Doanh nghiệp bảo hiểm kỳ vọng "sau cơn mưa, trời lại sáng"


(CHG) Kinh tế suy yếu, khủng hoảng mất niềm tin… đã khiến các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải trải qua những tháng kinh doanh nhiều “màu xám”. Tuy nhiên, kỳ vọng phục hồi trong thời gian tới vẫn rất lớn nhờ những đổi mới và chỉ đạo sát sao từ cơ quan quản lý.
Nhiều số liệu giảm tốc
Theo số liệu công bố mới nhất của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, số lượng hợp đồng khai thác mới 6 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 1 triệu hợp đồng (sản phẩm chính), giảm 31,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 15.508 tỷ đồng, giảm 38,2% so với cùng kỳ năm trước - lần đầu tiên giảm trong 30 năm. Dẫn đầu về doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới là Prudential với 2.741 tỷ đồng, Dai-ichi Life với 2.046 tỷ đồng, Manulife với 1.976 tỷ đồng, Bảo Việt Nhân thọ với 1.912 tỷ đồng và Sun Life với 1.183 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp bảo hiểm kỳ vọng tình hình sẽ khả quan hơn trong thời gian tới. Ảnh: ST
Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt là 77.831 tỷ đồng, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Bảo Việt nhân thọ chiếm thị phần cao nhất với hơn 20%, tiếp đến là Manulife, Prudential, AIA…
Còn theo số liệu từ Bộ Tài chính, trong 8 tháng năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 147,13 nghìn tỷ đồng, giảm 6,08% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt gần 46,53 nghìn tỷ đồng, tăng 20,78% so với cùng kỳ năm trước.
Về kết quả kinh doanh, bên cạnh nhiều doanh nghiệp tăng trưởng, không ít doanh nghiệp bảo hiểm ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm trước những biến động thị trường và chi phí bồi thường tăng.
Là doanh nghiệp bảo hiểm hiếm hoi niêm yết trên thị trường chứng khoán, Tập đoàn Bảo Việt với cổ đông chính là Bộ Tài chính (chiếm 65% vốn điều lệ), tiếp đến là Tập đoàn Sumitomo Life (chiếm hơn 22% vốn) vẫn giữ được kết quả kinh doanh khả quan khi đạt hơn 1.164 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo đánh giá của các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI, thị trường bảo hiểm nhân thọ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi niềm tin của người tiêu dùng yếu, kênh bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) bị ảnh hưởng nhiều hơn kênh đại lý. Trong khi đó, nhờ hoạt động bán hàng thận trọng thông qua kênh đại lý (chiếm 97% doanh thu khai thác mới), Bảo Việt đã có thể được hưởng lợi.
Vì thế, các chuyên gia SSI dự báo, lợi nhuận trước thuế năm 2023 của Bảo Việt đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (tăng 11,9% so với cùng kỳ). Trong năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 2,3 nghìn tỷ đồng (tăng 3,3% so với cùng kỳ) do các hợp đồng tiền gửi có lãi suất cao sẽ được tái đầu tư với mặt bằng lãi suất thấp hơn.
Tuy nhiên, không khả quan như doanh nghiệp có vốn nhà nước trên, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Prudential lại rơi vào ảm đạm. Theo báo cáo tài chính riêng giữa niên độ 2023, Prudential Việt Nam ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.601 tỷ đồng, giảm gần 43% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, Generali Việt Nam cũng ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm 6 tháng giảm 34% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn gần 718 tỷ đồng do doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm 9% còn 2,122 tỷ đồng và chi phí bồi thường bảo hiểm tăng 35% lên gần 863 tỷ đồng.
Không chỉ giảm mạnh về lợi nhuận, Sun Life Việt Nam còn ghi nhận lỗ sau thuế gần 278,6 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm do gánh nặng từ chi phí bán hàng ăn mòn hết lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm và hoạt động tài chính. Cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp này ghi nhận khoản lỗ tới hơn 461,3 tỷ đồng.
Dư địa tăng trưởng lớn
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm đang được kỳ vọng là “sau cơn mưa, trời lại sáng” bởi triển vọng của ngành bảo hiểm trong năm 2023 vẫn còn tích cực nhờ dư địa tăng trưởng lớn, kênh phân phối bảo hiểm đa dạng hơn. Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm thời gian tới của Chính phủ là dự kiến doanh thu ngành đạt 3,8-4,2% GDP với 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ vào năm 2025, ước đến 2030 đạt 4,2-4,5% GDP với 20-25% dân số cho biết đã tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Chẳng hạn, Prudential đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường trải nghiệm khách hàng như cho ra mắt bộ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mới 2023 chỉ có 8 trang, làm bằng chất liệu thân thiện với môi trường và là bản tóm tắt những điều khoản quan trọng trong hợp đồng gốc một cách dễ hiểu, dễ đọc hơn cho người dùng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cho biết đang tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ nhằm giúp các nhóm khách hàng khác nhau tiếp cận dễ dàng với mức phí bảo hiểm hợp lý...
Đặc biệt, thị trường bảo hiểm được đánh giá là sẽ được củng cố vững chắc hơn nhờ những nỗ lực chấn chỉnh của cơ quan quản lý bảo hiểm. Trong đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm được doanh nghiệp kỳ vọng là yếu tố tích cực thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển ổn định, bền vững.
Trong văn bản trả lời cử tri các vấn đề liên quan đến bảo hiểm mới đây, Bộ Tài chính cho biết đang tiến hành các giải pháp đồng bộ để tăng cường tính minh bạch của thị trường và đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Theo đó, Bộ Tài chính đang tiếp tục hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và bổ sung các quy định nhằm nâng cao chất lượng của đại lý bảo hiểm, có các quy định riêng về việc triển khai bán bảo hiểm qua ngân hàng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng tăng cường quản lý, giám sát, thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã khảo sát, thu thập thông tin và dự kiến tiến hành thanh tra 3 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại theo kế hoạch. Trường hợp phát hiện vi phạm sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3