Bình ổn thị trường hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023


(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum (ngày 7/12) đã tổ chức triển khai ký cam kết về thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Ông Đỗ Nhất Quân - đại diện Siêu thị Co.op Mart ký cam kết tham gia Chương trình Bình ổn giá thị trường tại TP Kon Tum.
Chương trình Bình ổn thị trường hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023 gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Chương trình được thực hiện tại 2 điểm bán hàng cố định là siêu thị WinMart (tầng 2, Trung tâm thương mại Vincom Plaza, 2 Phan Đình Phùng, TP. Kon Tum), siêu thị Co.op Mart (205B Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, TP. Kon Tum) và các điểm bán hàng bằng xe lưu động tại xã Đắk Sao, huyện Tu Mơ Rông; xã Mường Hoong, huyện Đắk Glei.
Một số mặt hàng sẽ tham gia chương trình như thực phẩm công nghệ (đường, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn, mì tôm, bánh, kẹo, hạt tết các loại); lương thực (gạo, nếp các loại), thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến...
Các đơn vị tham gia chương trình bình ổn đã cam kết không đầu cơ, găm hàng; không kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, các đơn vị này sẽ tổ chức bán hàng hóa tham gia bình ổn theo chương trình đã đăng ký, đảm bảo sản phẩm chất lượng, an toàn và cung ứng đầy đủ hàng hóa trong thời gian tham gia bình ổn giá. Giá bán các mặt hàng trong Chương trình phải đảm bảo ổn định , niêm yết giá hàng hóa công khai và thống nhất tại tất cả các địa điểm tham gia bán hàng bình ổn và bán đúng giá niêm yết theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian tới, Cục QLTT tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như: Đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời tổ chức, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức cáo dấu hiệu lợi dụng dịp Tết để tăng giá bán hàng hóa bất lợp lý, không niêm yết giá bàn hàng hóa, đề nghị người dân phản ánh về các số điện thoại đường dây nóng đã được Cục QLTT tỉnh Kon Tum công bố.
Còn lại: 1000 ký tự
Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” bán hàng giả

(CHG) Lê Văn Hải – chủ kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” có 2,6 triệu lượt follow, thường xuyên đăng tải các video bán các sản phẩm trên kênh này, đã bị cơ quan chức năng bắt giữ để điều tra.

Xem chi tiết
Tạm giữ hơn 23.000 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ kiểm tra, phát hiện và tạm giữ 23.468 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT.

Xem chi tiết
Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ, sĩ quan "bảo kê" tiếp tay hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

(CHG) Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, sĩ quan có biểu hiện tham nhũng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm pháp luật với phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Xem chi tiết
Động thái của hệ thống nhà thuốc Pharmacity khi sản phẩm được bán trong hệ thống thuộc công ty sản xuất hàng giả

(CHG) Pharmacity thông báo thu hồi toàn bộ sản phẩm liên quan đến Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, sau khi Bộ Công an xác định hai sản phẩm “Baby Shark” và “Medi Kid Calcium K2” của công ty này là hàng giả.

Xem chi tiết
Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube

(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3