(CHG) Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm vừa chỉ đạo lực lượng công an cần nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, tập trung điều tra và xử lý nghiêm tội phạm "tín dụng đen", trong đó có thủ đoạn chiêu trò tạo các cơn "sốt đất ảo" để trục lợi, thậm chí các nhóm "giang hồ" còn liên kết với nhau tạo dự án không có thật để lừa người dân.
Thời gian qua, khắp cả nước xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo qua ứng dụng (app) trên điện thoại. Hoạt động này diễn ra công khai, đã và đang xuất hiện nhiều app cho vay tiền kiểu “tín dụng đen”, cho vay với lãi suất “cắt cổ”, ngày càng nở rộ và khiến người dân bức xúc.
Rất nhiều chứng minh thư nhân dân sử dụng vay "tín dụng đen" |
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) vừa qua đã phát đi cảnh báo và cung cấp thông tin nhận diện các hình thức lừa đảo qua ứng dụng trên điện thoại.
Theo ghi nhận của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, từ đầu năm 2022 đến nay, có hơn 2.624 người báo cáo lừa đảo qua canhbao.ncsc.gov.vn. Trong đó, số người phản ánh về các ứng dụng liên quan tới hoạt động tín dụng đen chiếm 30% số lượng cảnh báo về lừa đảo trực tuyến được gửi về.
Các đối tượng, tổ chức tín dụng cho vay tiền không rõ nguồn gốc tạo các ứng dụng vay tiền. Đồng thời, sử dụng tờ rơi, thông qua các trang mạng xã hội, nhắn tin, gọi điện, chạy video quảng cáo... nhằm lôi kéo nhiều người tham gia với những lời chào mời hấp dẫn như: Thủ tục vay tiền đơn giản, nhanh gọn, miễn phí lãi suất lần đầu vay, vay không cần chứng minh thu nhập, vay không cần thế chấp, lương càng cao lãi suất càng thấp...
Sau khi dụ dỗ được người có nhu cầu, các đối tượng chủ động liên hệ qua trang mạng xã hội như: Zalo, Telegram, Messenger, Viber... và tự xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng, hướng dẫn làm thủ tục vay vốn.
Để tạo sự tin tưởng, các đối tượng còn cung cấp hình ảnh bản thân, căn cước công dân, địa chỉ cơ quan, nơi làm việc, số điện thoại liên hệ... Tuy nhiên, trên thực tế, những hình ảnh, thông tin này đều là mạo danh người khác hoặc giả mạo bằng thủ đoạn cắt ghép, chỉnh sửa.
Ngày 21/7, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an thành phố Hải Phòng cảnh báo và đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, phối hợp phòng, chống tội phạm đối với hình thức "tín dụng đen". Khi phát hiện thông tin về các đối tượng, đường dây liên quan đến việc cho vay qua app, website, các trang mạng xã hội, ứng dụng vay tiền... người dân cần trình báo cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Mọi thông tin liên hệ Trung tá Khúc Thanh Tuấn, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an thành phố Hải Phòng, số điện thoại 0985627799.
Gần đây, hoạt động "tín dụng đen" lại xuất hiện với phương thức, thủ đoạn mới. Các đối tượng tội phạm "tín dụng đen" còn sử dụng các chiêu trò tạo ra những cơn "sốt đất ảo" nhằm chiếm đoạt tài sản.
Điển hình như trong tháng 7 vừa qua, tại Đà Nẵng, hình ảnh người dân chen chân đi làm thủ tục đất đai ở huyện Hoà Vang lan truyền trên mạng xã hội. Hiện tượng này đã gây chú ý và thu hút được nhiều nhà đầu cơ về bất động sản quan tâm và đã có nhiều người dân cũng lao theo "cơn lốc" tăng giá đất tại đây. Nhưng theo Sở Tài nguyên, Môi trường TP. Đà Nẵng, đó là chiêu trò của nhóm người cố ý tạo "cơn sốt đất".
Theo điều tra, có một nhóm người đã cố ý tạo ra "cơn sốt đất" ảo để trục lợi bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó có việc tạo "điểm nóng" để đăng tin không chính xác về nhu cầu người dân chen chúc đi nộp hồ sơ, gây quá tải tại bộ phận nhận và trả kết quả giao dịch đất đai tại Hoà Vang.
Cùng đồng thời với hiện tượng trên, có nhiều dịch vụ cho vay nặng lãi dưới phương thức, chiêu trò "tín dụng đen" đã "mọc lên như nấm sau mưa".
Nhiều người đã tin vào "cơn sốt đất", đi vay tiền "tín dụng đen" để mua bất động sản. Sau đó, người mua đất có nhu cầu bán, nhưng không còn ai mua lại. Hậu quả, rất nhiều người chấp nhận bán "cắt lỗ" do dùng tiền "tín dụng đen" mua đất để đầu cơ kiếm lời, dẫn đến "tiền mất tật mang".
Trước tình hình tội phạm "tín dụng đen" diễn ra ngày càng phức tạp, mới đây lãnh đạo Bộ Công An đã chỉ đạo công an các địa phương tham mưu chính quyền tăng cường công tác nắm bắt thị trường kinh doanh bất động sản cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phân lô bán nền trái quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật cho người dân, nhất là quy định về giao dịch, vay tiền, huy động, sử dụng vốn và những phương thức, chiêu trò thủ đoạn của tội phạm liên quan đến "tín dụng đen", cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê.
Đặc biệt, phối hợp với các ngân hàng nghiên cứu ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực, mở rộng hình thức cho vay tín chấp phục vụ tiêu dùng của người dân, góp phần hạn chế các trường hợp vay "tín dụng đen" với lãi suất cao.
Rà soát, kiểm tra phát hiện và xử lý quyết liệt các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Interner và thông tin trên mạng, tham mưu Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định phát luật nhằm phòng ngừa, xử lý có hiệu quả tội phạm "tín dụng đen".
Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm chỉ đạo cần nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, tập trung điều tra, xử lý nghiêm các tội phạm và vi phạm pháp luật, trong đó có tội phạm "tín dụng đen".
Nếu nghi ngờ một trang web có dấu hiệu liên quan đến "tín dụng đen", người dân có thể chủ động cảnh báo đến địa chỉ: canhbao.ncsc.gov.vn; đồng thời có thể tìm kiếm các trang web lừa đảo, trục lợi tài chính qua “Danh sách đen” tại địa chỉ: tinnhiemmang.vn.
Khi phát hiện có hiện tượng "cơn sốt đất" ảo để trục lợi, thông tin về các đối tượng cho vay "tín dụng đen", người dân cần trình báo cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật./.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết