Cụ thể, Thông tư này quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2; tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện các hoạt động phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2; các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc quản lý của Bộ Công Thương |
Theo Thông tư, danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương gồm 2 nhóm sản phẩm:
Tiền chất thuốc nổ: Amoni nitrat (NH4NO3) dạng tinh thể dùng để sản xuất thuốc nổ nhũ tương; Amoni nitrat (NH4NO3) dạng hạt xốp dùng để sản xuất thuốc nổ ANFO; Natri Nitrat (NaNO3) sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; Natri Clorat (NaClO3) sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; Kali Nitrat (KNO3) sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; Kali Clorat (KClO3) sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; Kali Perclorat (KClO4) sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
Vật liệu nổ công nghiệp: Thuốc nổ amonit AD1; Thuốc nổ TNP1; Mìn phá đá quá cỡ; Thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên; Thuốc nổ nhũ tương năng lượng cao dùng cho lộ thiên; Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp; Dây cháy chậm công nghiệp; Dây dẫn tín hiệu nổ; Dây nổ chịu nước; Dây nổ thường; Kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ; Kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò có khí Mêtan...
Việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2024.
Về công tác tổ chức thực hiện, Bộ Công Thương giao Vụ trưởng Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Hóa chất và các cơ quan, tổ chức có liên quan trình Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo yêu cầu quản lý nhà nước phù hợp từng thời kỳ.
Xem chi tiết Thông tư tại đây!
Nguồn: Báo Công thương
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết