Buộc tiêu hủy gần 3 tấn thực phẩm nhập lậu


(CHG) Gần 3 tấn sản phẩm thực phẩm nhập lậu và không rõ nguồn gốc xuất xứ trị giá 167,4 triệu đồng vừa bị đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh thực hiện việc buộc tiêu hủy. Đồng thời chủ số hàng trên bị phạt hành chính 120 triệu đồng.


Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Thắng Mạnh, có địa chỉ tại Thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính kinh doanh hàng hoá nhập lậu là thực phẩm và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thực phẩm. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là 120.000.000 đồng; buộc tiêu hủy 1.800 kg Thịt vịt đã sơ chế xuất xứ Trung Quốc và 1.140 kg Trứng gà non đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ trị giá 167.400.000 đồng.

Ngày 07/7/2023, dưới sự giám sát của cơ quan chức năng toàn bộ tang vật vi phạm hành chính đã được ông Nguyễn Thắng Mạnh vận chuyển đến Nhà máy xử lý, tái chế chất thải dân dụng và công nghiệp - Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành để tiêu hủy theo quy định. Tang vật vi phạm được đưa vào lò đốt công nghiệp để đốt cháy, không thể tái sử dụng.
Việc tiêu hủy các hàng hóa này được thực hiện công khai, thông tin rộng rãi nhằm xử lý nghiêm vi phạm, góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động thương mại, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong việc chấp hành pháp luật.

Tiến hành tiêu hủy thực phẩm nhập lậu tại Bắc Ninh.

Liên quan tới thực phẩm nhập lậu, không đảm bảo an toàn thực phẩm, tại Đồng Nai tháng 4/2023, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tiêu hủy 5 tấn gan và tai heo đông lạnh không đảm bảo an toàn thực phẩm của Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ thực phẩm Sơn Hảo.
Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ thực phẩm Sơn Hảo có địa chỉ tại số 81 đường số 6, hẻm số 3, tổ 14, khu phố 1 thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai do ông Trương Bảo Sơn làm Giám đốc.
Trước đó, tổ công tác phát hiện trong kho lạnh của Công ty có số lượng lớn thực phẩm. Qua kiểm đếm, có 5 tấn gan và tai heo đang được các công nhân sơ chế. Ông Trương Bảo Sơn xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của lô thực phẩm. Tuy nhiên, Công ty không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Công ty Sơn Hảo bị phạt số tiền 35 triệu đồng về hành vi kinh doanh thực phẩm nhưng không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đồng thời, buộc công ty này có trách nhiệm tiêu hủy số thực phẩm vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 13, Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với các loại hàng hóa không thuộc trường hợp phải đăng ký cấp giấy chứng nhận xuất xứ, hàng hóa được coi là không rõ nguồn gốc, xuất xứ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, sử dụng các tiêu chí xác định nguồn gốc hàng hóa mà không thể phát hiện ra nguồn gốc của hàng hóa.
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định xử phạt hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ như sau:
“Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”
Đối chiếu với quy định trên, căn cứ vào giá trị hành hóa và loại hàng hóa vi phạm thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm sẽ khác nhau.
Ngoài ra việc bị xử phạt vi phạm hành chính, người thực hiện hành vi vi phạm liên quan đến việc buôn bán hành hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ còn có thể bị xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 13, 14 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể:
“Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3