Cách nhận biết về thuốc giả, không rõ nguồn gốc


(CHG) Việc sử dụng phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng không chỉ không chữa được bệnh, mà còn làm người bệnh ngày càng trầm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người dân cần nhận biết để tránh mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng và không rõ nguồn gốc.

Người dân thận trọng khi đi mua thuốc. Ảnh minh họa.
Những yếu tố thuận lợi thúc đẩy thuốc giả tiếp cận người tiêu dùng
Hiện nay, người tiêu dùng với thói quen mua bán thuốc không cần hóa đơn, thậm chí không cần đơn của bác sĩ, đã khiến thị trường tân dược trong nước trở thành môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thuốc giả phát triển. 
Việc gia tăng truy cập internet cùng các phương pháp mới trong sản xuất, phân phối dược phẩm bất hợp pháp đã tạo ra những thách thức cho những nhà quản lý dược trong việc bảo vệ chuỗi cung ứng dược phẩm hợp pháp. 
Thực tế cho thấy, nơi tiêu thụ thuốc giả phần lớn là ở các “chợ thuốc” bán buôn, bán sỉ. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của mạng internet, thay đổi xu hướng tiêu dùng sang hình thức mua hàng online, cùng với nhận thức hạn chế của một bộ phận người dân đối với các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ cũng là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy sản phẩm thuốc giả tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn.
Nhiều vụ việc đã bị lực lượng chức năng phát hiện khi bán thuốc giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ví dụ như Đoàn kiểm tra liên ngành 389 TP. Hà Nội đã kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc tại Phố Trần Cung, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm đã phát hiện cơ sở này đang bày bán 2.020 tuýp thuốc trị bệnh trĩ nhãn có chữ MR.DAFLON, loại 15g/tuýp. Toàn bộ số hàng hóa trên là giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ theo ĐKQT số 355064 của Biofarma. Chủ cơ sở đã khai nhận toàn bộ số hàng hóa trên là hàng hóa giả mạo đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Toàn bộ số hàng là thuốc nêu trên được chủ cơ sở kinh doanh mua trôi nổi ở thị trường qua facebook, để kinh doanh qua facebook và shopee mà không có giấy đăng ký lưu hành, không có hóa đơn chứng từ liên quan đến hàng hóa. 
Đây là một trong những vụ việc điển hình trong việc lợi dụng hoạt động thương mại điện tử, mạng xã hội để kinh doanh thuốc giả mạo nhãn hiệu, thuốc không có số đăng ký lưu hành, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, người kinh doanh thuốc không có chứng chỉ hành nghề, không có đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định. Đặc biệt, số lượng hàng hóa vi phạm tại thời điểm kiểm tra có số lượng, giá trị lớn với số lượng 2.020 hộp, tương đương 381.780.000 đồng có dấu hiệu tội phạm hình sự theo Điều 190 và Điều 226 Bộ luật Hình sự.

Lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ người tiêu dùng.
Theo Dược sỹ Lê Thị Thùy Dung, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. HCM, thuốc kém chất lượng là thuốc thật, nhưng không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. 
Thuốc kém chất lượng có nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể: Bảo quản thuốc không tốt dẫn đến thuốc bị ẩm, mốc… mặc dù thuốc vẫn còn hạn sử dụng. Vận chuyển không đúng cách, không đảm bảo quy trình an toàn… dẫn đến thuốc có thể bị hỏng. Thuốc đã hết hạn sử dụng. Thuốc đã được phê duyệt, nhưng sau đó có bất thường nên bị thu hồi.
Thuốc giả là thuốc có thể chứa đúng thành phần hoạt chất, nhưng sản xuất trái phép. Hoặc có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn; Thuốc không đúng tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành; Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ; Quy trình sản xuất không bảo đảm; Được sản xuất, trình bày, dán nhãn bao bì mạo danh nhà sản xuất.

Dấu hiệu nhận biết thuốc giả, thuốc kém chất lượng
Để tránh bị rơi vào hiện tượng mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng, trước hết người có nhu cầu cần mua thuốc ở các nhà thuốc có uy tín, đạt tiêu chuẩn "thực hành tốt nhà thuốc", tuyệt đối không mua thuốc trôi nổi đặc biệt các thuốc được giao bán trên mạng internet.
Thuốc kém chất lượng: Khi mua thuốc cần quan sát kỹ thuốc. Với những thuốc vẫn thường dùng, có thể phát hiện thuốc kém chất lượng qua các dấu hiệu gồm: Xem kỹ bao bì, hạn sử dụng, nhà sản xuất; Kiểm tra mùi, màu, vị của thuốc. Nếu có nghi ngờ, cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ; Có thể tự mình tra thông tin thuốc qua mã vạch hoặc số lô sản xuất.
Thuốc giả: Cảnh giác với giá thuốc rẻ, bán tại nơi không quen thuộc. Ngoài ra, có thể kiểm tra thuốc theo hướng dẫn như sau: Gỡ nhãn trên hộp thuốc, bệnh nhân sẽ thấy một mã xác minh 15 ký tự; Xác minh ký tự thuốc trên web của nhà sản xuất; Sử dụng các công nghệ xác minh tem chống hàng giả. Bên ngoài bao tem chống hàng giả, băng keo niêm phong có bình thường hay đã bị giả mạo bằng cách tháo, lột ra; Thuốc giả thường có mẫu mã in chìm hơn, phông chữ khác thường, kích thước chữ, màu in khác và có thể có lỗi chính tả; Số lô thuốc ở thuốc giả thường bị làm mờ, khó đọc hoặc mập mờ không rõ; Hạn sử dụng ngoài bao bì và trên vỉ thuốc không thống nhất.
Bên cạnh đó, có thể quan sát thấy trong hộp/vỉ/lọ thuốc có những dấu hiệu: Nhiều bột vụn thuốc trong vỉ do quy trình sản xuất không bảo đảm khiến thuốc dễ bị vỡ; Màu sắc viên thuốc giả có thể khác thường, xuất hiện những vết lốm đốm, biến màu, không đồng nhất; Kích thước, hình dáng của viên thuốc không đều nhau. Kích thước khác với thuốc thật.
Tránh việc dùng thuốc giả bằng cách:
- Chỉ mua thuốc tại nhà thuốc, nếu là nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) càng tốt. Tuyệt đối không mua thuốc trôi nổi, bán kiểu trao tay, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Khi mua thuốc cần quan sát kỹ món thuốc. Nếu là loại thuốc đã quen dùng, cần xem kỹ bao bì, dạng bào chế (dạng viên nén, viên nang…), mùi vị thuốc khi uống.
- Nếu có sự nghi ngờ như bao bì đóng gói kém chất lượng, nhãn mác kém thẩm mỹ hơn so với trước đây, viên thuốc có sự khác biệt với thuốc quen dùng, mùi vị thuốc uống không như trước… có nguy cơ rất lớn đó là thuốc giả. Lúc này không nên dùng thuốc mà nên đem món thuốc đến nhà thuốc hỏi xem thực giả như thế nào.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa về thuốc giả như sau: “Thuốc giả là sản phẩm được gắn nhãn hiệu sai một cách gian dối và có chủ đích về đặc tính hoặc nguồn gốc. Thuốc giả có thể bao gồm sản phẩm với đúng hoặc sai hoạt chất, không có hoạt chất hoặc không đủ hàm lượng hoạt chất hoặc với bao bì giả”. Như vậy, thuốc giả theo WHO đã bao hàm cả thuốc kém chất lượng, là thuốc có chứa hoạt chất nhưng không đủ hàm lượng. 
Thuốc là sản phẩm có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh. Hoạt chất chứa trong thuốc quyết định tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh. Vì vậy, thuốc được sản xuất và lưu hành phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, không để thuốc kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. 
Trong giai đoạn sản xuất, phải phát hiện thuốc kém chất lượng do bảo quản hóa chất, do quy trình sản xuất mà ảnh hưởng đến chất lượng là phải xử lý ngay, tuyệt đối không được đưa ra thị trường loại thuốc. 
Thuốc kém chất lượng có chứa hoạt chất nhưng không đạt tiêu chuẩn chất lượng, người dùng thuốc sẽ không hết bệnh, hoặc bệnh càng ngày càng nặng thêm. Như người bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường gần như phải dùng thuốc suốt đời, thế mà dùng thuốc trị tăng huyết áp, trị đái tháo đường kém chất lượng không kiểm soát được bệnh thì thật là tai hại. 
Nguy hại hơn, hoạt chất, thậm chí tá dược chứa trong thuốc kém chất lượng không tinh khiết, nếu lẫn độc chất thì người dùng thuốc có thể tử vong. Tại một số nước châu Phi đã xảy ra tình trạng thuốc dành cho trẻ em có chứa tá dược lẫn độc chất propylene glycol làm cho nhiều trẻ bị tử vong. 
Hơn nữa, thuốc kém chất lượng không chỉ gây hại cho người sử dụng nó mà có thể gây hại cho cộng đồng, thậm chí cho toàn thế giới. Cụ thể, thuốc kháng sinh chất lượng kém, nếu sử dụng không những không trị được bệnh do không đủ hàm lượng hoạt chất, mà còn làm cho tác nhân gây bệnh trở thành chủng đề kháng loại kháng sinh đã sử dụng, bởi đặc tính của vi khuẩn thích nghi dần với các điều kiện bất lợi, nếu chất đó không làm chúng bị tiêu diệt. Vì vậy, loại kháng sinh đó sẽ không còn tác dụng đối với chủng này nữa. Hậu quả là bệnh không được chữa khỏi mà vi khuẩn thì lại “nhờn” kháng sinh, tức là đề kháng lại thuốc. 
Nguy hại hơn, vi khuẩn đề kháng lan tràn khắp nơi qua lây nhiễm hoặc dịch bệnh, khiến cho việc trị bệnh nhiễm khuẩn ngày càng khó khăn. Vấn đề kháng kháng sinh không chỉ nguy hại cho số nhỏ người bệnh bị nhiễm khuẩn, mà đang là vấn nạn toàn cầu. Đặc biệt, ở nước ta lại càng trầm trọng, khi mà việc dùng thuốc khánh sinh đã và đang bị lạm dụng rất lớn, như mua thuốc không cần đơn, không dùng thuốc theo hướng dẫn...
Các chuyên gia cảnh báo, thuốc giả có nhiều dạng khác nhau, nhưng nếu không may dùng phải thuốc giả thì không những thất bại trong điều trị, mà còn tăng độc tính, tăng kháng thuốc và bệnh nhân có nguy cơ cao tử vong. Thuốc nào cũng có thể gây ra những phản ứng có hại (thường gọi là ADR). Nhưng nếu tác dụng có hại của thuốc thật nằm trong khoảng 1/10.000 - 1/100.000 thì nguy cơ độc hại của thuốc giả lên đến 1/10. Trong đó, điều nguy hiểm nhất là ngộ độc và dị ứng thuốc.
Như vậy, để vấn nạn thuốc giả, thuốc chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị đẩy lùi cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cơ quan chức năng. Đồng thời, hơn ai hết người dân cần nhận biết, phân biệt và nên mua các sản phẩm thuốc tại cơ sở uy tín tránh mua trên các trang mạng xã hội mà chưa được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp phép./.
Còn lại: 1000 ký tự
Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị kiểm tra, phát hiện tạm giữ hơn 1.200 sản phẩm là mỹ phẫm, thực phẩm nhập lậu và hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, với tổng trị giá là 82.650.000 đồng.

Xem chi tiết
Tạm giữ lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm tra đột xuất siêu thị Trung Vân, phát hiện tạm giữ lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete, nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Kiểm tra, xử lý 25 vụ vi phạm về hoạt động thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng, trong năm 2023 và Quý 1 năm 2024 đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử và đã xử phạt và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 430 triệu đồng.

Xem chi tiết
Kiểm tra xử lý trên 140 vụ việc, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng

(CHG) Cục QLTT thành phố Cần Thơ thực hiện kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, đã thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt 18 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp xử phạt 18 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu.

Xem chi tiết
2
2
2
3