Cần có biện pháp chặn đà tăng giá các mặt hàng thiết yếu sau bão lũ!


(CHG) Có thể nói, sau đợt bão lũ vừa qua ở nhiều tỉnh phía Bắc đã bị thiệt hại rất nặng nề, đặc biệt là về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tình hình phục hồi sản xuất, chăn nuôi đang được triển khai tích cực và đang có hiệu quả nhờ có sự giúp sức, vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương với nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi lớn, kịp thời và chung tay giúp đỡ, ủng hộ của đồng bào cả nước.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, nhất là dịp Tết nguyên đán 2025 tới đây giá cả các mặt hàng, sản phẩm lương thực, thực phẩm được dự báo sẽ tăng giá mạnh do kỳ thu hoạch vừa qua đã bị bão lũ gây thiệt hại. Bên cạnh đó, thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nhà cửa của người dân cũng rất lớn do bão lũ, sạt lỡ gây ra nên vật liệu xây dựng cũng sẽ rất cần, có thể tăng giá cục bộ, đột biến ở một số nơi. Vì vậy, ngoài việc tập trung mọi nguồn lực, huy động các điều kiện cần thiết để bắt tay, triển khai ngay vào sản xuất khi nước rút, ưu tiên những cây trồng, vật nuôi ngắn ngày có thể sớm cho thu hoạch hay khôi phục nhanh các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thì phải có biện pháp bình ổn, điều hành giá cả hiệu quả.

Tăng cường kiểm soát thị trường mùa mưa bão (Ảnh: Chinhphu.vn)

Có thể nói, việc bình ổn, hạn chế tăng giá, lạm phát là rất quan trọng, cấp bách. Bởi khi hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng cao sẽ gây khó khăn thêm cho người dân, nhất là người dân vùng bị thiên tai, bão lũ vừa qua. Do đó, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả để bình ổn, kiềm chế tăng giá như hỗ trợ về chi phí vận chuyển, cung cấp hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng... đến các vùng bị bão lũ, sạt lỡ nghiêm trọng vừa qua như hỗ trợ xăng dầu, phí đường bộ, các loại phí liên quan.
Ngoài ra, cần xử lý nghiêm, kiên quyết đối với hành vi đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá cả. Đồng thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính, duy trì, ổn định giá cả và hỗ trợ người dân, tích cực chia sẽ khó khăn, đóng góp cho xã hội.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp cụ thể, thiết thực để bình ổn, kiềm chế giá cả, nhất là giá lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Thực tế tình hình hiện nay thì việc triển khai các biện pháp chặn đà tăng giá, kiềm chế lạm phát cũng không kém gì là biện pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất.
Bởi một khi giá cả tăng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như lạm phát, găm hàng, thao túng giá làm cho đời sống người dân lại càng khó khăn hơn và việc khôi phục sản xuất sẽ chậm lại, kém hiệu quả hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực với người dân bị thiệt hại do bão lũ mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế, mục tiêu tăng trưởng GDP của đất nước.

Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 20 tấn giá đỗ ngâm chất cấm có thể gây tử vong

(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
2
2
2
3