Cần "mạnh tay" ngăn hàng giả, hàng nhái trên mạng dịp cuối năm


(CHG) Vào dịp cuối năm và những ngày cận kề Tết Nguyên đán, hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua sắm Tết tăng rất mạnh trên thị trường cả nước. Đây cũng thời điểm được các đối tượng gian thương lợi dụng để tuồn ra thị trường các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhằm trục lợi, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Mặc dù các lực lượng chức năng đã đồng loạt ra quân truy quét các đối tượng vi phạm, nhưng sự "bùng phát" hoạt động bán hàng online đang gây không ít khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Người tiêu dùng cẩn trọng khi mua hàng online. Nguồn: Depositos.com.
Hàng giả, hàng nhái ngày một gia tăng
Thời gian qua, lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường. Tuy nhiên, vấn nạn kinh doanh hàng giả, hàng nhái trên không gian mạng đang rất khó kiểm soát, ngày càng trở nên "nóng" hơn dịp cuối năm. 
Tết Nguyên đán tới gần, buôn lậu, hàng giả, hàng nhái vẫn "bí mật" được đưa ra thị trường để tiêu thụ với thủ đoạn tinh vi hơn, len lỏi vào từng "ngõ ngách" của thị trường. Với các mặt hàng trọng điểm, có giá trị cao và nhu cầu tiêu dùng lớn như: xăng dầu, đường cát, phân bón, hàng điện tử, thời trang, mỹ phẩm, thuốc lá, rượu bia... Bên cạnh đó, lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng giả mạo nhãn hiệu... khiến người tiêu dùng bức xúc và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp chân chính. 
Điển hình như tại TP.HCM,  Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường thành phố đã kiểm tra lớn các mặt hàng thời trang tại cửa hàng “TRANG NEMO STYLE” có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam như: túi, ví Gucci, Fendi, giầy dép Chanel, quần áo Louis Vuitton…
Tại cửa hàng “TRANG NEMO STYLE” thường xuyên thu hút lớn sự quan tâm của cộng đồng mạng, nhất là trên nền tảng mạng xã hội Tiktok với rất nhiều video đăng tải dưới tài khoản mang tên “Trang Nemo”, hàng nghìn lượt tương tác.
Và nhiều hàng hóa mang tên các thương hiệu nổi tiềng như: Chanel, Gucci, Luis Vuitton, Fendi, Dior… nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đã được bán online cho người tiêu dùng.
Trong quá trình kiểm tra, tại kho chứa hàng nằm tại tầng 1 của cửa hàng “TRANG NEMO STYLE”, lực lượng quản lý thị trường còn phát hiện hàng trăm bộ quần áo, túi xách, giày, dép của các thương hiệu nổi tiếng còn đựng trong hộp.
Ngày 20/12, Cục Quản lý thị trường Phú Yên đã phối hợp với Sở Tài chính, Công an tỉnh tiến hành xử lý tiêu hủy 109 mặt hàng hóa vi phạm các loại đã bị thu giữ. Tổng số lượng hàng hóa hàng hóa bị tiêu hủy là hơn 25.000 sản phẩm với tổng giá trị 1,2 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 2.300 đơn vị mỹ phẩm nhãn tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không được Cục Quản lý dược Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam; hơn 5.000 đơn vị thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, do nước ngoài sản xuất nhập lậu vào Việt Nam. 1.155 sản phẩm đồ chơi trẻ em do nước ngoài sản xuất, không có dấu hợp quy CR theo quy định; gần 1.000 đơn vị thực phẩm chức năng, thuốc tân dược không có nhãn, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt và hơn 15.000 sản phẩm hàng hóa khác không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường. 
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, tính đến ngày 15/12, các đơn vị trực thuộc Cục đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ 1.378 vụ vi phạm, trị giá ước tính trên 59 tỷ đồng, giảm 21,34% về số vụ và giảm 9,22% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, 8 vụ vi phạm về kiểm soát hải quan với trị giá 370,7 triệu đồng; 1.360 vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả với trị giá 54,7 tỷ đồng và 10 vụ vi phạm khác với trị giá gần 3,8 tỷ đồng.
Hải quan Lạng Sơn quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1.357 vụ với số tiền phạt thu nộp ngân sách Nhà nước đạt 7.857 triệu đồng; ra quyết định khởi tố 1 vụ án hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; chuyển hồ sơ kiến nghị cơ quan công an khởi tố 1 vụ án hình sự về tội buôn bán hàng giả.
 
Cần tăng cường ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên mạng
Năm 2022, nhiều vụ việc vi phạm được lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ, tuy nhiên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thời điểm giáp Tết không có dấu hiệu "hạ nhiệt" mà ngày càng "nóng" hơn, với nhiều thủ đoạn tinh vi.
 Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục QLTT cho biết, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ không chỉ sản xuất trong nước mà còn được đặt sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa về nội địa tiêu thụ. Trên không gian mạng, đối tượng mở gian hàng, giảm giá, khuyến mại để bán nhiều loại hàng lậu, hàng giả, sau đó xóa chứng cứ rất nhanh. Do vậy, lực lượng chức năng rất khó xử lý.
Thực tế nhiều người tiêu dùng cho rằng “chợ mạng” giờ rất tiện cho người tiêu dung, nhưng cũng đầy rủi ro và lo ngại khi mua bán trên đó. Bởi thông tin qua mạng dễ làm cho người tiêu dùng rất khó phân biệt được hàng thật, hàng giả, rất khó so sánh, kiểm tra chất lượng sản phẩm khi mua bán trên mạng.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hoạt động Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: Chống hàng nhái, hàng giả, đặc biệt trên mạng, là cuộc chiến không dễ dàng, cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng hóa trên mạng xã hội và các sàn Thương mại điện tử là giải pháp quan trọng. 
Đại tá Vũ Như Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) cho biết: Trong năm 2022, lực lượng Công an đã bắt giữ 3.670 vụ buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái. Trong đó, đã khởi tố 1.250 vụ, tạo sức răn đe phòng ngừa đối với các loại hình tội phạm...
Thương mại điện tử là xu thế phát triển tất yếu trong hoạt động kinh doanh thương mại, vấn đề là phải có biện pháp hạn chế tối đa mặt tiêu cực đối với tội phạm kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng... trong lĩnh vực này. Các loại hình tội phạm không chỉ là buôn bán hàng giả, mà còn có những tội phạm như trốn thuế, lừa đảo, vì vậy, cần phải có sự phối kiểm soát chặt chẽ hàng hóa từ khâu sản xuất, trung gian rồi đến người tiêu dùng.
Hiện nay, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã ban hành kế hoạch triển khai tới 63 tỉnh, thành đẩy mạnh thực hiện các giải pháp trong giai đoạn cao điểm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, tiếp tục tham mưu hoàn thiện thể chế chính sách, bịt chặt lỗ hổng trong quy định để các đối tượng tội phạm không thể lợi dụng. Đồng thời, chủ động phát động, chủ trì triển khai nhiều hoạt động, chuyên án để triệt phá các đường dây buôn lậu trên các tuyến tập trung, địa bàn trọng điểm, sản phẩm trọng điểm. Mặt khác, Cục sẽ đẩy nhanh việc điều tra, nhất là vụ buôn lậu vàng, USD nhằm sớm đưa ra xét xử để có tính răn đe, nâng cao nhận thức trong toàn xã hội đối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái.
Ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, đã yêu cầu lực lượngQuản lý thị trường các tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại. Trong thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường trên cả nước sẽ tập trung kiểm tra kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh hàng hóa trên các nền tảng Thương mại điện tử. Đặc biệt đối với các tài khoản của người nổi tiếng có sức ảnh hưởng quảng bá, đăng bán sản phẩm trên facebook, zalo hay TikTok... thể hiện không có “vùng cấm” trong việc xử lý đối tượng vi phạm,nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của tiêu dùng trên môi trường mạng.
Để đấu tranh chống các hành vi vi phạm trên môi trường mạng, kênh truyền thống, để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, từ cuối tháng 11/2022, Tổng cục Quản lý thị trườngđã ban hành kế hoạch cao điểm tăng cường đấu tranh chống hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại, trong những tháng cuối năm và dịp trước, trong, sau Tết. Trong đó tập trung trên môi trường mạng.
Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhằm tránh việc người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, đặc biệt là việc mua hàng trên các nền tảng mạng xã hội, người tiêu dùng nên lựa chọn các doanh nghiệp kinh doanh có uy tín, và yêu cầu bên bán hàng cung cấp hóa đơn. Đồng thời thực hiện đầy đủ quy định về bảo hành hàng hóa như: Điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành, địa điểm bảo hành và thủ tục bảo hành. Điều đó không chỉ giúp cho người tiêu dùng tự bảo vệ chính mình, trước những "ma trận" "hàng giả, hàng nhái trên không gian mạng, mà còn giúp cho các doanh nghiệp chân chính có sự cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc truy tìm, xử lý các sai phạm của các đối tượng trong việc tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng như các hành vi gian lận thương mại khác để bảo vệ người tiêu dùng. 
Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3