(CHG) Gần đây, trên toàn quốc liên tục xảy ra việc mất tiền chỉ vì nghe cuộc gọi số lạ, số máy tự xưng là cán bộ công an, hay cuộc gọi qua mạng xã hội Facebook... khiến tiền tỷ "không cánh mà bay". Người dân cần cảnh giác với 5 thủ đoạn giả danh lừa đảo.
Liên tiếp xảy ra cuộc gọi mất tiền tỷ
Ngày 6/8, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh cán bộ công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nạn nhân là chị Nguyễn thị H. (SN 1981, trú quận Ba Đình). Chị H. đã nhận được cuộc điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an TP.HCM.
Cảnh báo: 5 thủ đoạn giả danh mà tiền tỷ "không cánh mà bay". Ảnh minh hoạ |
Qua điện thoại, đối tượng thông báo chị H. liên quan đến một vụ án và yêu cầu tải phần mềm, đăng nhập tài khoản để chứng minh mình không liên quan. Sau khi làm theo, chị H. phát hiện gần 1,4 tỷ đồng trong tài khoản của mình "không cánh mà bay".
Tương tự như vậy, tại TP. Đà Nẵng sau khi điền thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng vào phần mềm có tên "ứng dụng bảo mật", chị N.T.H.T (SN 1983, trú phường Thanh Khê Tây) đã bị mất hơn 1 tỷ đồng.
Theo trình báo, chiều 4/8, chị T. nhận được cuộc gọi từ số 02471098935 cho biết chị có liên quan đến vụ tai nạn giao thông tại đường Điện Biên Phủ giao Nguyễn Tri Phương. Khi chị T. trả lời không liên quan đến vụ việc trên thì được thông báo, thông tin cá nhân của chị đã bị lộ nên sẽ được chuyển máy đến Công an TP. Đà Nẵng để được hỗ trợ.
Sau khi chuyển máy, một người tự xưng là cán bộ Công an TP. Đà Nẵng thông báo chị T. lại liên quan đến vụ mua bán trái phép chất ma tuý và hướng dẫn chị tải phần mềm "ứng dụng bảo mật" về để khai báo. Chị T. làm theo hướng dẫn trên phần mềm tải về thì tài khoản ngân hàng bị trừ 7 lần với số tiền tổng cộng 1,042 tỷ đồng.
Mới đây Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP. HCM đã phát hiện nhóm đối tượng có dấu hiệu sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để thực hiện hành vi chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook, sau đó nhắn tin mượn tiền rồi chiếm đoạt.
Lợi dụng nhu cầu của một số người, đặc biệt là những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (ca sĩ, diễn viên...), đối tượng quảng cáo trên mạng xã hội về việc có khả năng làm dịch vụ "tích xanh" cho tài khoản Facebook (một tính năng mà khẳng định Facebook cá nhân/ fapage là chính chủ).
Có khách đặt làm "tích xanh", các đối tượng yêu cầu khách hàng phải cung cấp thông tin như tên đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ email, hình ảnh giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, bằng lái xe...
Khi có thông tin đăng nhập tài khoản Facebool của khách hàng, các đối tượng nghiên cứu tin cũ của khách hàng đã nhắn cho bạn bè rồi mô phỏng văn phong nói chuyện. Sau đó, chúng nhắn tin với bạn bè trong danh bạ Facebook để mượn tiền rồi chiếm đoạt. Đáng chú ý hơn khi đối tượng sử dụng công nghệ cao để thực hiện giả mạo hình ảnh chủ sở hữu tài khoản (đã từng sử dụng trước đó) gọi điện cho bạn bè để tạo dựng niềm tin và đề nghị chuyển tiền vào tài khoản, rồi chiếm đoạt.
Ảnh minh hoạ. |
Cảnh báo 5 thủ đoạn "giả danh" để lừa đảo qua điện thoại
Đầu tiên, giả danh là cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án… gọi điện cho người dân để gây sức ép, làm người dân hoang mang.
Chỉ với các đầu số giả mạo, các đối tượng sẽ sử dụng cho nhiều kịch bản khác nhau như: Giả làm cảnh sát giao thông gọi điện thông báo phạt nguội, gây tai nạn bỏ trốn… liên hệ với nạn nhân để khai thác thông tin cá nhân. Tiếp đến, đối tượng sẽ sử dụng các thông tin này để làm giả các lệnh bắt, khởi tố của cơ quan công an nhằm đe dọa, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp để phục vụ điều tra.
Sau đó nhập thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng trên phần mềm "ứng dụng đặc biệt" các đối tượng cung cấp nhằm khẳng định đã có nhầm lẫn, đó là cơ hội cho các đối tượng can thiệp "tiền không cánh mà bay".
Tiếp theo, tương tự, giả danh ngân hàng để gọi điện, gửi tin nhắn, email… mời chào, cung cấp các khoản vay online từ ngân hàng.
Hành vi lừa đảo được thực hiện bằng cách hướng dẫn nạn nhân làm các thủ tục vay, mở tài khoản online, sau đó gửi yêu cầu xác nhận phê duyệt khoản vay, nộp các khoản tiền lệ phí, tiền trả góp… để chiếm đoạt.
Giả mạo nhân viên cửa hàng, công ty xổ số... gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân thông báo họ may mắn nhận được phần thưởng có giá trị cao của một chương trình nào đó. Để nhận phần thưởng này, nạn nhân phải mua một sản phẩm của đối tượng có giá trị cao hơn giá trị ngoài thị trường hoặc chuyển trước một số tiền đóng thuế để nhận thưởng, sau đó chiếm đoạt.
Tiếp đến trong thời buổi công nghệ thông tin chiếm hữu nhiều thời gian cũng như sự quan tâm của con người. Đối tượng đã giả danh chính hình ảnh các cơ quan chính quyền, đoàn thể.... để thiết lập tài khoản mạng xã hội như zalo, Facebook để mạo danh.
Thậm chí chúng còn sử dụng công nghệ cao để lấy hình ảnh cá nhân mạo danh để nhắn tin, kết bạn, trao đổi thông tin sau đó vay tiền đồng nghiệp, bạn bè... Khi tiền được chuyển vào lập tức số tiền biến mất.
Cuối cùng, các đối tượng tự giới thiệu là người nước ngoài, liên lạc để tạo mối quan hệ với nạn nhân, sau đó đối tượng lừa đảo sẽ thông báo muốn gửi tiền, quà từ nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên, bị hại phải nộp các khoản tiền như: Thuế, phí, cước vận chuyển… vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp để nhận quà.
Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và nhu cầu kiếm tiền nhanh của người bị hại để chiếm đoạt tài sản thông qua các sàn giao dịch thương mại trên mạng, vay tiền qua App (vay tiền online hay còn gọi "tín dụng đen"). Thậm chí, các đối tượng còn lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid- 19 để lừa đảo chiếm đoạt.
Do đó người dân cần cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi của các đối tượng tội phạm và báo ngay cho cơ quan công an gần nhất khi phát hiện ra dấu hiệu lừa đảo./.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết