CẢNH BÁO: Nhận diện giả mạo, lừa đảo qua mạng xã hội


(CHG) Cơ quan An ninh mạng, ngành công an và cơ quan chức năng các địa phương trên cả nước nhiều lần lên tiếng cảnh báo về các hình thức giả mạo, lừa đảo qua mạng xã hội.
Người dùng nên tỉnh táo trước mạng xã hội

Người dùng nên tỉnh táo trước mạng xã hội

Cung cấp thông tin cho báo chí, đại diện Cục Cảnh sát Hình sự (C02- Bộ Công an) cho biết hàng năm, cả nước xảy ra khoảng 2.000 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 4% trong cơ cấu tội phạm hình sự, nhưng loại tội phạm lừa đảo này gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, số tiền bị chiếm đoạt lên tới hàng ngàn tỉ đồng; có vụ số người bị hại lên đến hàng chục ngàn người, hoặc một người bị chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng chỉ trong thời gian ngắn.
          Với các chiêu trò phổ biến là: việc nhẹ lương cao, ngồi nhà làm việc online cũng có thu nhập cao; các anh Tây- bạn gái xinh xắn kết bạn làm quen gửi quà đóng phí, nhận hàng dùm; Lợi dụng nhà vắng người, đối tượng mang “hàng hóa” đến giao cho người lớn tuổi nói là của anh A- chị B,… đặt mua online và số tiền thanh toán lên đến vài trăm ngàn đến cả triệu đồng… Hoặc giả danh, giả mạo công an, viện kiểm sát, tòa án, quản lý thị trường,… yêu cầu cung cấp định danh, giấy phép kinh doanh, thuế,…  Bộ Công an đưa ra cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo qua mạng phổ biến hiện nay là: Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”; Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice; Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao; Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công; Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu; Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí; Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng.; Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…; Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…); Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo; Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp; Lừa đảo tuyển cộng tác viên online; Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo; Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án,… gọi điện lừa đảo; Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử; Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng; Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng; Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa; Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP; Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI; Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook; Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,…; Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook; Lừa đảo cho số đánh đề.
Có thể thấy, nguyên nhân tội phạm lừa đảo vẫn tồn tại và có xu hướng gia tăng là do công tác tuyên truyền chưa được sâu, rộng dẫn đến việc người dân chưa hiểu biết, cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin về công việc, chế độ, chính sách xã hội, đầu tư sản xuất... Một số bộ phận người dân nhận thức pháp luật còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa thiếu hiểu biết về chủ trương, chính sách và nhẹ dạ cả tin, hám lợi… để tội phạm có cơ hội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vì thế, người dân cần tỉnh táo và kịp thời nhận diện các hình thức giả mạo, lừa đảo qua mạng xã hội do tính chất hoạt động ngày càng tinh vi, thành lập ra cả hội nhóm, tổ chức lừa đảo… Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ thì trình báo đến cơ quan công an gần nhất hoặc trình báo đến Cơ quan An ninh điều tra- Bộ Công an tại Hà Nội: 069.234.2431- Cơ quan An ninh điều tra- Bộ Công an tại TP Hồ Chí Minh: 069.333.6310.
Còn lại: 1000 ký tự
Hai đơn vị kinh doanh xăng dầu tại Bình Thuận bị xử phạt 60 triệu đồng

(CHG) Ngày 13/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai đơn vị kinh doanh xăng dầu do vi phạm về điều kiện trong hoạt động kinh doanh.

Xem chi tiết
VĨNH LONG: Đẩy mạnh việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi…

(CHG) Trao đổi với PV, Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết địa phương quyết liệt triển khai các biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 05 tuổi, trong đó có công tác đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi…

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

(CHG) Ngày 7/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đang tiếp tục điều tra vụ việc kinh doanh hàng cấm là phân bón chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Xử phạt 5 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 6/9, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) Số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái với tổng số tiền phạt lên đến 20 triệu đồng. Các cơ sở này bị phát hiện kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem chi tiết
Đồng Nai: Phát hiện hơn 1 ngàn bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại Biên Hoà

(CHG) Ngày 31/8, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Đồng Nai) phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế Đồng Nai) lập hồ sơ xử lý vụ phát hiện một cơ sở sản xuất bánh trung thu tại phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, Đồng Nai không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem chi tiết
2
2
2
3