(CHG) Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tục kiểm tra tình hình kinh doanh và đã phát hiện hàng loạt sản phẩm quần áo trẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ, các sản phẩm này hàm chứa các chất nguy hại sức khỏe mà người tiêu dùng không ngờ tới.
Ảnh minh họa.
Quần áo trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ tràn lan
Hiện nay, quần áo trẻ em mang lại nguồn lợi nhuận không hề nhỏ, chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi chiếm thị phần lớn. Đây là mặt hàng mà những năm gần đây, doanh nghiệp may mặc Việt Nam đã chú trọng phát triển, đang từng bước chiếm lĩnh dần thị trường trong nước.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt đối với nhóm hàng hóa này không đến từ các nhãn hàng trong nước, mà là các sản phẩm “nhập khẩu” từ Trung Quốc. Một bộ quần áo trẻ em bắt mắt có giá từ 50.000 – 100.000 đồng tùy độ tuổi. Những bộ đồ mùa hè có giá từ 30.000 – 50.000 đồng. Chưa kể những sản phẩm quần áo trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ, bán tràn lan với khung giá cực rẻ.
Để xử lý đối với loại hàng hóa này, Cục Quản lý thị trường các địa phương đã nhiều lần phát hiện, thu giữ lượng lớn quần áo trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ. Mới đây, ngày 3/10 đội Quản lý thị trường số 1 Cục Quản lý thị trường Nam Định phối hợp với Công an thị trấn Mỹ Lộc đã kiểm tra một hộ kinh doanh quần áo tại tổ dân phố Trung Quyên, thị trấn Mỹ Lộc. Lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang bày bán 1.300 sản phẩm quần áo trẻ em các loại.
Thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của số hàng hóa. Đội Quản lý thị trường số 1 đã ta quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ cơ sở về hành vi kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồng thời tịch thu toàn bộ số quần áo trẻ em vi phạm.
Tại tỉnh Ninh Thuận, Cục Quản lý thị trường đã kiểm tra Shop Táo Đỏ, do bà Đ.T.T.H làm chủ, có địa chỉ thôn Ấn Đạt, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện cơ sở đang kinh doanh số lượng lớn quần áo may sẵn. Số hàng này được đăng bán chủ yếu trên Zalo, Facebook. Tất cả sản phẩm đều không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tương tự, Cục Quản lý thị trường tại Thái Nguyên đã kiểm tra cơ sở kinh doanh quần áo trẻ em do ông Mai Quyết Thắng (trú tổ 18, phường Phan Đình Phù, TP.Thái Nguyên) làm chủ. Lực lượng chức năng ghi nhận tại địa điểm kinh doanh này chứa 2.000 bộ quần áo trẻ em, không thể hiện địa chỉ sản xuất, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Tại thời điểm kiểm tra, ông Thắng không xuất trình được giấy đăng ký kinh doanh cũng như hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng.
Lực lượng chức năng tỉnh Nam Định thu giữ hàng nghìn quần áo trẻ em không rõ nguồn gốc.
Quần áo trẻ em không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều hóa chất độc hại
Theo lực lượng chức năng, trên thị trường nội địa, không khó để tìm mua một bộ quần áo trẻ em với giá chỉ từ vài chục nghìn đồng. Từ chợ đầu mối, chợ cóc, vỉa hè, xe đẩy bán hàng rong hay thậm chí là tại các cửa hàng thời trang, đều có thể dễ dàng tìm mua một bộ quần áo cho trẻ em với đầy đủ mẫu mã, đa dạng về chủng loại, màu sắc và kích cỡ. Tuy nhiên đa phần những loại quần áo này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo các chuyên gia từ Viện Công nghệ hóa học (TP.HCM), trong quần áo nhập lậu từ biên giới, có những loại chứa hợp chất Aronmatic (thuộc nhóm aronmatic amin thơm) sử dụng trong công đoạn nhuộm quần áo, có thể dễ dàng thâm nhập vào quần áo, gây kích ứng da, mẩn ngứa, viêm nhiễm và có thể gây ung thư.
Hợp chất Aronmatic này đã bị cấm từ lâu. Độc chất này chỉ gây hại đối với quần áo mới, chưa qua giặt, nhất là trẻ em khi mặc hay cho vào miệng gây nhiễm độc. Nhưng giặt nhiều lần thì sẽ không ảnh hưởng gì.
Có loại quần áo chữa độc chất formol được phun vào quần áo, vải để diệt khuẩn khi tiếp xúc vào cơ thể (đặc biệt là trẻ em) ở nồng độ thấp có thể gây dị ứng, mẩn ngứa với người mẫn cảm, gây phồng rộp giác mạc, kích ứng mũi họng gây chảy nước mắt, hắt xì. Nếu quần áo chứa lượng formol nồng độ cao có thể gây cảm giác buồn nôn, khó thở rất nguy hiểm.
Theo TS.Trần Hồng Côn – nguyên giảng viên khoa Hóa, Trường ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội, chất formol có trong quần áo nguy hại đến sức khỏe con người, nhưng bay hơi được trong không khí và dễ tan trong nước. Để phòng tránh, khi mua quần áo về không nên mặc ngay, hãy giặt qua nước vài lần để tan hết lượng độc chất dính trong quần áo rồi mới được mặc.
Còn theo chuyên gia từ Viện Khoa học – Công nghệ Việt nam, NPE là hợp chất hữu cơ tổng hợp, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như hóa chất bảo vệ thực vật, sản xuất nhựa, sơn, công nghiệp giấy, dệt… Ngoài ra, NPE còn được sử dụng đê sản xuất chất tẩy rửa trong công nghiệp. Nhưng do tính chất độc hại của NPE mà nhiều nước đang giảm sử dụng chất này.
NPE có thể làm cho các sinh vật ngớ ngẩn hoặc mất tỉnh táo, có thể bao phủ các sinh vật với màng mỏng như bong bóng xà phòng, ngăn cản sự dịch chuyển và cuối cùng nó có thể phá vỡ các hormone chức năng trong cơ thể sống và phá hủy tuyến nội tiết. Sau khi thải ra môi trường NPE phân rã thành các chất độc hại, có thể lây nhiễm vào thực phẩm và gây rối loạn khả năng sinh sản, tăng trưởng”.
Bệnh viện Da liễu T.Ư cũng cho biết, bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân trong đó không ít trẻ em đến khám với các hiện tượng mẩn ngứa, dị ứng quần áo. Đa số các ca dị ứng này là do các thành phần có trong quần áo như thuốc nhuộm, nylon, các khóa móc có niken. Với quần áo có màu sắc lòe loẹt, thuốc nhuộm không đảm bảo, nhiều phụ kiện, nylon đều có khả năng gây dị ứng lớn, nhất là trẻ em có làn da nhạy cảm.
Để phân biệt được quần áo có chứa hóa chất hay không, TS.Trần Hồng Côn khuyên cha mẹ cần lưu ý: Độc chất formol phun vào quần áo để diệt khuẩn, nấm mốc sẽ có mùi khó ngửi, hăng như mùi tương hạt cải, rất dễ nhận ra. Không mua quần áo có chất làm sáng dạ quang, hay in màu sặc sỡ rất bắt mắt. Khi mua quần áo trẻ em nên chọn màu nhạt, không có chất làm sáng dạ quang, màu sắc sặc sỡ. Nên mua quần áo được sản xuất tại Việt Nam (có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ghi đầy đủ thành phần nguyên liệu). Giá cả phù hợp, sản phẩm chất lượng, bền, đẹp…
Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng cao, các đối tượng gian thương, buôn lậu sẽ lợi dụng để đưa hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng ra thị trường như quần áo, rượu, bánh kẹo, mỹ phẩm... Trong số đó sẽ có không ít mặt hàng quần áo trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ - là nhóm mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ nhỏ. Đây là điều mà người tiêu dùng cần được biết và tránh mua, không để cho gian thương tiêu thụ hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, có thể gây hại cho sức khoẻ của trẻ em.
Cũng dịp này, lực lượng quản lý thị trường các địa phương cần tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu sử dụng nhiều trong những tháng cuối năm, kịp thời ngăn chặn tình trạng buôn bán hàng giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
0
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết