Cảnh báo về mối nguy hiểm từ kem làm sáng da


(CHG) Nhu cầu làm trắng da của phụ nữ ngày càng cao, nhưng tiềm ẩn nguy cơ các sản phẩm làm sáng da có thể gây nguy hiểm cho người dùng, khi chúng chứa hydroquinone hoặc thủy ngân… 

 

Ảnh minh họa

Mối nguy từ kem làm sáng da

Hiện nay nhu cầu làm trắng da và tìm mua các sản phẩm mỹ phẩm phục vụ nhu cầu này ngày càng cao. Những lý do thông thường khiến phụ nữ “liều lĩnh” lựa chọn những phương pháp làm trắng da cấp tốc như lột, tẩy, tiêm, truyền trắng, kem trộn… vì muốn có làn da trắng đẹp nhanh chóng để kịp đi sự kiện nào đó hay đơn giản là thấy quảng cáo trên mạng xã hội hấp dẫn nên tin tưởng rồi mua dùng thử, hoặc do chứng kiến nhiều người trắng da đổi vận, hết nám hết xui.

Theo các chuyên gia về da liễu, dùng cách làm này thì niềm vui da trắng chẳng thể kéo dài, bởi sau đó nếu không bảo vệ da cẩn thận thì khi tiếp xúc ánh nắng sẽ khiến da sạm đen nhanh hơn, thậm chí xuất hiện tình trạng bỏng rát, kích ứng, nổi mụn, da mỏng hơn, xanh tái, nhìn rõ mạch máu dưới da. 

Chưa hết, dưới tác động của những loại hóa chất như coricoid, hydrogen peroxide (có trong sản phẩm kem bôi, đắp ủ…) kích cho quá trình lột, bong tróc diễn ra nhanh hơn, lớp da ngoài cùng bị bức tử, nhường chỗ cho lớp da non xuất hiện nên có màu sáng hơn. Theo lẽ thường, chu trình thay da sẽ diễn ra trong khoảng 20-30 ngày thì nay bị rút ngắn chỉ còn vài ngày, thậm chí vài giờ.

Việc làm này dẫn đến mối nguy là khó kiểm soát được độ ăn da của các hóa chất bôi, lột tẩy. Thời gian dùng càng lâu thì lớp thượng bì càng bị bào mỏng, hệ quả là da bị nổi mụn, viêm tấy, thậm chí nhiễm độc.

Bên cạnh đó, trong kem sáng da có chứa hydroquinone là một chất làm trắng cực kỳ hiệu quả đặc biệt với các đốm nâu (tàn nhang, vết nám, thâm, không đều màu da…). Hydroquinone hoạt động bằng cách ức chế enzyme tyrosinase ngăn cản quá trình tổng hợp melanin. Vì vậy, chỉ cần tiếp tục sử dụng hydroquinone sẽ ngăn chặn được tyrosinase, theo đó ngăn chặn được sự hình thành đốm nâu. 

Với 2% hydroqunone được cho là nồng độ hiệu quả sẽ thấy sau 2-3 tháng liên tục sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, tyrosinase là enzyme tự nhiên trong cơ thể, đặc biệt với các đốm nâu, tàn nhang, đồi mồi, enzym này không thể biến mất. Do vậy, ngưng sử dụng hydroquinone thì sẽ bị lại.

Những người sử dụng các sản phẩm có hydroquinone đã gặp các tác dụng phụ như phát ban, sưng mặt và đổi màu da vĩnh viễn. Trong khi đó, thủy ngân có độc tính cao, có thể gây hại cho hệ thần kinh, tiêu hóa và miễn mịch, cũng phổi, thận, da và mắt.

Khi sử dụng kem làm sáng da, mối nguy hại tiếp theo là gây tổn thương lớp lá chắn bảo vệ da vốn có màu sẫm do quá trình huy động tổng lực melanin dưới da tập trung lên bề mặt để bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với ánh nắng. Thiếu lớp bảo vệ này, tia cực tím sẽ tác động trực tiếp lên da gây bỏng bề mặt da có thể xuyên qua da, tấn công làm đứt gãy cấu trúc nền, các tổ chức sợi dưới da, gây chùng nhão, chảy xệ, nếp nhăn. Việc làm này sẽ kích thích các melanocytes sản sinh các melanin tối màu nhiều hơn theo cơ chế phản vệ, từ đó khiến sạm nám diễn ra nhanh và nặng nề hơn. Lúc này nám bề mặt sẽ có nguy cơ cao chuyển thành nám có chân sâu nên khó điều trị.

 

Cảnh báo về mối nguy hiểm từ kem làm sáng da

Khuyến cáo từ chuyên gia

Được biết vào tháng 4/2022, Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ (FDA) đã gửi thư cảnh báo tới 12 công ty bán các sản phẩm làm sáng da không kê đơn (OTC) có chứa hydroquinone, không đáp ứng các yêu cầu để được bán hợp pháp dưới dạng thuốc OTC và nêu rõ: Các sản phẩm làm sáng da OTC có chứa thành phần hoạt chất hydropuinone này là thuốc chưa được phê duyệt, chưa được công nhận an toàn và hiệu quả.

Do đó, FDA khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng các sản phẩm này do tác hại tiềm ẩn mà chúng có thể gây ra, bao gồm cả chứng rối loại sắc tố da có thể tồn tại vĩnh viễn. Người dùng nên trao đổi với bác sĩ da liễu về các lựa chọn điều trị cho một số tình trạng da nhất định bao gồm các đốm đen hoặc lão hóa da…

Theo FDA, không có sản phẩm làm sáng da OTC nào được FDA chấp thuận hoặc hợp pháp trên thị trường. Hiện tại, tri-luma là loại thuốc duy nhất được FDA chấp thuận có chứa hydroquinone. Đây là một sản phẩm kê đơn được phê duyệt để điều trị ngắn hạn các đốm đen có liên quan đến nám da ở mức độ trung bình đến nặng ở mặt. Tri-luma chỉ nên được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.

Người tiêu dùng nên kiểm tra nhãn sản phẩm và tránh những loại có chứa hydroquinone hoặc thủy ngân. Thủy ngân có thể được liệt kê trên nhãn là thủy ngân clorua, calomel, hoặc Hg.

Thống kê tại Khoa Thẩm mỹ Da - Bệnh viện Da liễu TP. HCM, trong 3 năm trở lại đây, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị nám da đang ngày càng gia tăng. Tia cực tím cũng có thể tấn công đến tận nhân tế bào, tạo ra nhiều gốc tự do, gây lão hóa nhanh hơn cho làn da và cơ thể, thậm chí gây ung thư da.

Ngoài ra, nhiều sản phẩm kem bôi làm trắng da còn chứa thủy ngân có thể gây ngộ độc với các biểu hiện viêm da, mệt mỏi, huyết áp cao, nặng hơn sẽ gây ngộ độc thần kinh, mất trí nhớ, suy thận và ung thư da.

Theo các chuyên gia y tế khyến cáo: Khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa hydroquinone cần theo đơn của bác sĩ. 

Các sản phẩm này không được phép bán không kê đơn. Thủy ngân đã bị cấm sử dụng trong các sản phẩm làm sáng da. Các sản phẩm làm sáng da được bán trên thị trường được giới thiệu như phương pháp điều trị da không đều màu, da đồi mồi, tàn nhang, nếp nhăn… thậm chí là trị mụn trứng cá. Các công ty có thể mô tả các sản phẩm làm sáng da là sản phẩm tẩy trắng da, giảm mờ thâm, làm sáng hoặc làm trắng da thường được bán dưới dạng kem, sữa dưỡng… Do đó người tiêu dùng cần thận trọng khi chọn lựa sản phẩm làm sáng da tại các địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ.

Những lưu ý đặc biệt khi sử dụng chất làm sáng da

    - Tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng chất làm sáng da và cũng như hướng dẫn cụ thể cho sản phẩm.

    - Đảm bảo không có thủy ngân trong sản phẩm. Thủy ngân đôi khi được thể hiện dưới các tên khác, như calomel, mercuric, mercurous, hoặc mercurio.

    - Đảm bảo chất làm sáng da có hàm lượng hydroquinone không quá 2%.

    - Nếu trên có nhãn liệt kê hydroquinone, nhưng không ghi hàm lượng, thì không nên sử dụng.

    - Các sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ và nhãn hiệu rõ ràng.

    - Không dùng các sản phẩm có nhãn thủ công, nhãn bằng ngôn ngữ không phải tiếng Anh hoặc không có nhãn.

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Thuận: Tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

(CHG) Ngày 7/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đang tiếp tục điều tra vụ việc kinh doanh hàng cấm là phân bón chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Xử phạt 5 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 6/9, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) Số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái với tổng số tiền phạt lên đến 20 triệu đồng. Các cơ sở này bị phát hiện kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem chi tiết
Đồng Nai: Phát hiện hơn 1 ngàn bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại Biên Hoà

(CHG) Ngày 31/8, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Đồng Nai) phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế Đồng Nai) lập hồ sơ xử lý vụ phát hiện một cơ sở sản xuất bánh trung thu tại phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, Đồng Nai không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem chi tiết
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG: Thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về nước sạch

(CHG) Ngày 28/8/2024, Văn phòng HĐND tỉnh cho biết đang triển khai Quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về “Tình hình cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”…

Xem chi tiết
CẢNH BÁO: Nhận diện giả mạo, lừa đảo qua mạng xã hội

(CHG) Cơ quan An ninh mạng, ngành công an và cơ quan chức năng các địa phương trên cả nước nhiều lần lên tiếng cảnh báo về các hình thức giả mạo, lừa đảo qua mạng xã hội.

Xem chi tiết
2
2
2
3