Chất lượng sản phẩm - trách nhiệm của người sản xuất và nhà phân phối


(CHG) Để chiếm được niềm tin, giữ được chữ tín với người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà phân phối phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất…
Ảnh minh họa.
Cảnh báo về vi phạm chất lượng sản phẩm
Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý nhưng tình trạng sản xuất, chứa trữ, chế biến và bày bán hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái và thực trạng thực phẩm mất an toàn vệ sinh vẫn tồn tại ở nhiều khâu, nhiều lĩnh vực.
Tình trạng doanh nghiệp thiếu chủ động và không thực hiện đầy đủ trách nhiệm với người tiêu dùng vẫn diễn ra phổ biến. Một số sản phẩm bán ra tại các siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi không hoàn toàn đảm bảo chất lượng; hóa mỹ phẩm không có tem nhãn phụ theo đúng quy định; rau, củ, quả vẫn còn tình trạng bị dập/nát ở một số nơi nhưng vẫn được bày bán cho người tiêu dùng.
Trong thời gian vừa qua, người tiêu dùng liên tục gặp tình trạng mua phải sản phẩm bị lỗi, hỏng như cá kho bốc mùi, gà ủ muối chảy nước, xúc xích mốc… tại một số siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Cơ quan chức năng cũng đã phát hiện và ngăn chặn nhiều tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ tuồn ra thị trường.
Điển hình như rạng sáng ngày 16/3, trên quốc lộ 14 đoạn qua xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện trên xe đang vận chuyển nhiều loại hàng hóa. Trong đó, có gần 1 tấn thực phẩm là thịt, sản phẩm động vật các loại như thịt heo, xương đầu heo, chân giò, thịt bò đông lạnh, thịt đà điểu... cùng các loại chả thịt, chả chay… không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cùng ngày, tại Đồng Tháp đã có một vụ làm rúng động dư luận khi phát hiện kho lạnh chứa 1.100kg thịt mèo đông lạnh và 190 con mèo còn sống nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại một hộ kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Thời điểm kiểm tra, chủ hộ kinh doanh không xuất trình được giấy chứng nhận vệ sinh thú y, kho lạnh không bảo quản sản phẩm động vật không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Toàn số sản phẩm động vật trên đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, bàn giao số mèo đông lạnh không rõ nguồn gốc cho Chi cục Chăn nuôi thú ý và thủy sản tiến hành tiêu hủy. Số mèo còn sống, lực lượng chức năng yêu cầu chủ cơ sở theo dõi tình hình sức khỏe để liên hệ cơ quan thú y tiêm phòng dịch. Trước đó vào ngày 16/2, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Đồng Tháp đã bắt quả tang cơ sở này đang lưu trữ 4 tấn thịt mèo và 480 con mèo còn sống nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 
Với việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các lực lượng chức năng trong năm 2022 sát sao, quyết liệt, nên việc tăng cường công tác khảo sát và thực hiện kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm chất lượng sản phẩm, hàng hóa và một số mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân được thực hiện liên tục trên phạm vi toàn quốc.
Vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp - các đơn vị kinh doanh ở đâu khi quyền lợi người tiêu dùng liên tục bị ảnh hưởng?
Theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng như phải cung cấp thông tin, thu hồi sản phẩm bị lỗi, nếu sản phẩm vẫn còn trong thời gian bảo hành thì phía doanh nghiệp phải chịu các chi phí phát sinh, tư vấn, khắc phục sự cố cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng chấp hành tốt các điều khoản nêu trên. 
Hiện có nhiều vi phạm phổ biến của doanh nghiệp như vi phạm về trách nhiệm cung cấp và bảo vệ thông tin, đăng ký và thực hiện hợp đồng theo mẫu, thu hồi sản phẩm bị lỗi. Nguyên nhân được xác định do chạy theo lợi nhuận, họ cố tình phớt lờ hoặc chưa nắm rõ trách nhiệm của mình đã được quy định rõ trong Luật.
Hãy lựa chọn sản phẩm an toàn, đạt chất lượng tiêu chuẩn. Ảnh minh họa.
Điều luật dành cho người sản xuất và kinh doanh, phân phối 
Theo quy định tại Điều 10 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì người sản xuất phải:
"Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Bên cạnh đó, thông tin phải trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Và cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.
Tiếp đến thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa. Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng...".
Theo quy định tại Điều 16 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì người bán hàng phải:

"Còn đối với người kinh doanh, nhà phân phối hàng hóa theo quy định tại Điều 16 về chất lượng sản phẩm, trước tiên tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định tại Điều 38 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.
Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hóa trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản. Thông báo cho người mua điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng hàng hóa. Cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa cho người mua. Cung cấp tài liệu, thông tin về hàng hóa bị kiểm tra cho kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa cho người mua khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu. Và kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hóa gây mất an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng".
Căn cứ các quy định nêu trên, thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa xem xét trách nhiệm của người sản xuất và người bán hàng để áp dụng hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, để xử lý theo quy định.
Trong quá trình kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa nếu phát hiện sản phẩm hàng hóa không đáp ứng "các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất; hoặc có kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm cần kiểm tra không bảo đảm" thì cơ quan quản lý nhà nước tiến hành thử nghiệm mẫu sản phẩm hàng hóa để đánh giá chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3