Có gian lận thương mại trong dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ?


(CHG) Sau khi Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại đăng bài “Bệnh viện đa khoa Hồng Hà bị tố làm hỏng ngực sau phẫu thuật thẩm mỹ”, phản ánh việc Bệnh viện đa khoa Hồng Hà, trụ sở tại số 16, phố Nguyễn Như Đổ, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội phẫu thuật thẩm mỹ vùng ngực cho chị M. bị hỏng, chúng tôi đã liên hệ với phía bệnh viện để làm rõ thông tin. Tuy nhiên, phía Bệnh viện đa khoa Hồng Hà đã bất hợp tác.

Chối bỏ trách nhiệm với khách hàng

Bệnh viện đa khoa Hồng Hà: Có gian lận thương mại trong dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ ?

Bệnh viện đa khoa Hồng Hà: Có gian lận thương mại trong dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ ? 

Sau khi tiếp nhận đơn của khách hàng P.L.M, tố bệnh viện đa khoa Hồng Hà làm hỏng ngực sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại được phía bệnh viện hẹn lịch làm việc với luật sư của khách hàng và phóng viên vào 16h00, ngày 25/7/2022. Tiếp chúng tôi và luật sư đại diện cho quyền lợi hợp pháp của chị M. tại Bệnh viện đa khoa Hồng Hà có bà Mai Hoài Thu, cán bộ bệnh viện và ông  Nguyễn Tiến Sơn, giám đốc bệnh viện. 

Sau khi luật sư đại diện hợp pháp của chị M. nêu quan điểm về việc phẫu thuật thẩm mỹ giữa bệnh viện và khách hàng: “Không thể hỏng thì làm lại được, bởi đây là ca đại phẫu thuật, khách hàng phải thanh toán khoản phí rất lớn bằng tài chính, những mong có được sản phẩm dịch vụ làm đẹp hoàn hảo, không xảy ra bất kỳ tổn hại nào về sức khỏe, về tinh thần, cũng như không đánh cược với tính mạng của mình”.

Đồng thời, phía luật sư đặt câu hỏi với ông giám đốc Nguyễn Tiến Sơn về phương án giải quyết từ phía bệnh viện: “Về mặt sức khỏe, sau khi khách hàng phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện xong, thường xuyên có biểu hiện của đau đớn phần ngực. Về mặt thẩm mỹ, “vòng 1” của khách hàng hoàn toàn bị biến dạng, gây tổn hại sức khỏe trực tiếp cũng như sức khỏe tinh thần”. 

Đáp lại câu hỏi của phía luật sư của khách hàng M., ông Nguyễn Tiến Sơn gần như bất hợp tác bằng cách giữ “quyền im lặng” khi đề cập đến vụ việc: “Tôi đủ điều kiện trả lời vấn đề này, tuy nhiên chúng tôi ủy quyền cho người có trách nhiệm bảo vệ cho bác sỹ C.N cũng như bệnh viện để trao đổi, cung cấp cho anh chị...”; “Mọi vấn đề, mời anh chị đợi luật sư Đang, đại diện quyền lợi cho phía bệnh viện vào khoảng thời gian 17 giờ 30 phút chiều nay (làm việc ngoài giờ).

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà - ông Nguyễn Tiến Sơn

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà - ông Nguyễn Tiến Sơn

Khoảng 17 giờ 30 cùng ngày, tại Bệnh viện đa khoa Hồng Hà xuất hiện hai người đàn ông tự giới thiệu là luật sư, đại diện quyền lợi cho phía bệnh viện cùng ông giám đốc Sơn. 

Khi được luật sư đại diện cho chị M. yêu cầu xuất trình ủy quyền của bệnh viện, cũng như tư cách luật sư, hai người này không xuất trình được các giấy tờ, thủ tục theo yêu cầuVậy mà hai người này lại gay gắt yêu cầu phóng viên không tham gia cuộc gặp gỡ này, với lý do đây là cuộc trao đổi giữa bệnh viện và khách hàng. Mặc dù trước đó phóng viên của Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại được mời đến làm việc.

Xét thấy buổi trao đổi không thể có giá trị vì phía giám đốc Nguyễn Tiến Sơn muốn “giữ quyền im lặng” và ủy quyền cho hai người đàn ông, trong đó có một người được giới thiệu là luật sư Đangluật sư của chị M. cùng phóng viên đành ra về bởi không có nội dung làm việc.

Sau buổi gặp không thành, người tự xưng là luật sư Đang đã gọi điện và trao đổi với luật sư của chị M. với nội dung: “Bệnh nhân vu khống cho phía bệnh viện... nếu phía các chị (luật sư và khách hàng) không có thiện chí thì gặp nhau tại cơ quan giải quyết tranh chấp...”. 

Với cách nói của vị đại diện nêu trên cho thấy, Bệnh viện đa khoa Hồng Hà chối bỏ trách nhiệm đối với khách hàng bị phẫu thuật hỏng ngực. 

Hai người tự xưng là luật sư

Hai người tự xưng là luật sư

Có gian lận thương mại trong phẫu thuật thẩm mỹ?

Thông tin của chị P.L.M cung cấpquá trình tư vấn để phẫu thuật thẩm mỹ, chị M. được phía Bệnh viện đa khoa Hồng Hà yêu cầu ký một bộ hồ sơ dạng văn bản thỏa thuân dịch vụ. 

Tuy nhiên, sau khi ký xong, phía bệnh viện không trả cho chị M. bản thỏa thuận. Chị M. đã thắc mắc và yêu cầu bệnh viện cung cấp bản thỏa thuận dịch vụ, nhưng cho đến nay phía Bệnh viện đa khoa Hồng Hà vẫn chưa chuyển cho chị M. hồ sơ cũng như các văn bản sao chụp. Chị M. còn cho biết: “Nội dung giao kết đến bây giờ tôi không thể nhớ có những gì trong đó”.

Liệu có sự mập mờ nào đó trong giao việc giao kết dịch vụ giữa Bệnh viện đa khoa Hồng Hà với chị M.? Bởi một bản thỏa thuận dịch vụ phải được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản. Đây là thỏa thuận dịch vụ đặc thù, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, cũng như an toàn tính mạng của khách hàng nên khách hàng phải có một bản để biết những danh mục hàng hóa đi kèm, với thỏa thuận dịch vụ cần được chứng minh cụ thể bằng các văn bản pháp lý như: nguồn gốc xuất xứ túi ngực, thông số kỹ thuật: chất liệu của túi ngực; kích cỡ... các phản ứng phụ nếu có.

Với việc không minh bạch hồ sơ nêu trên của Bệnh viện đa khoa Hồng Hà, đâu là căn cứ đảm bảo cho chị M. được đặt trong ngực chiếc túi đủ tiêu chuẩn, chất lượng, cũng như rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ ? 

Liệu phía Bệnh viện  đa khoa Hồng Hà có gian lận trong giao dịch thỏa thuận với chị M.? Câu hỏi nêu trên cần được phía Bệnh viện Hồng Hà cùng các cơ quan chức năng làm .

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3