Đảm bảo thị trường an toàn, lành mạnh mùa lễ hội đầu xuân


(CHG) Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các lễ hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh lại đón lượng khách lớn đến chảy hội du xuân đầu năm. Đây cũng là thời điểm hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ diễn ra sôi động, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ du khách dâng hương, làm lễ, dịch vụ ăn uống. Trước tình hình trên,Cục quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung lực lượng, tăng cường kiểm tra nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo ấn tượng tốt cho du khách.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các điểm du lịch.
Hà Tĩnh là địa bàn có khá nhiều đền chùa, khu di tích “hút khách” trong mùa lễ hội đầu năm như: Chùa Hương Tích, đền Củi, khu di tích Ngã ba Đồng Lộc... Để đảm bảo công tác quản lý địa bàn, Cục quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung lực lượng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh hàng hóa.
Theo đó, Cục đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật, ký cam kết, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Đặc biệt là tại các điểm đông du khách tham quan, hành hương nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, giữ gìn nét đẹp văn hóa mùa lễ hội đầu năm.
Tại các điểm du lịch, khu di tích trên địa bàn, các đội quản lý thị trường tập trung kiểm soát chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, giá cả, hạn sử dụng… đối với các mặt hàng có sức tiêu thụ cao phục vụ hoạt động lễ hội để tránh xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý, chèo kéo khách đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nhờ vào sự tăng cường kiểm tra, kiểm soát của lực lượng quản lý thị trường, tình hình hoạt động kinh doanh hàng hóa, cung cấp dịch vụ phục vụ tại địa bàn Hà Tĩnh hiện nay cơ bản ổn định, không xảy ra hiện tượng lợi dụng lễ hội để ép giá du khach, qua đó tạo ấn tượng tốt cho khách thập phương trong mùa lễ hội xuân Quý Mão.
Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý mão 2023, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, ban quản lý các khu di tích, địa chỉ tâm linh, các điểm du xuân tăng cường kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, giá cả hàng hóa, dịch vụ. Thực hiện văn minh thương mại, đảm bảo bình ổn thị trường tại sự yên tâm cho người dân và du khách.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3