Điểm tên những ứng dụng chứa mã độc SpinOk đánh cắp dữ liệu người dùng


(CHG) Mã độc SpinOk lần đầu được phát hiện vào cuối tháng 5/2023. Chúng có khả năng đánh cắp các tệp thông tin và dữ liệu trong bộ nhớ tạm trên smartphone Android, Bleeping Computer cho hay.

Các chuyên gia tại CloudSEK vừa phát hiện ra 193 ứng dụng độc hại có chứa mã độc SpinOk. Trong đó, 43 phần mềm vẫn đang hoạt động trên cửa hàng ứng dụng CH Play.
SpinOK là mã độc âm thầm truy cập các dữ liệu được lưu trữ trên thiết bị Android rồi gửi chúng đến một máy chủ từ xa. Điều này khiến ảnh và các video riêng tư của chủ sở hữu thiết bị gặp rủi ro. Mã độc này cũng có thể sao chép và thay thế các nội dung được thiết bị lưu trong bộ nhớ tạm - điều rất nguy hiểm với giao dịch tiền kỹ thuật số.

Các chuyên gia tại CloudSEK vừa phát hiện ra 193 ứng dụng độc hại có chứa mã độc SpinOk. Ảnh minh họa

Danh sách một số ứng dụng được phát hiện có chứa mã độc SpinOk với lượt tải cao nhất bao gồm:
1. HexaPop Link 2248 (5 triệu lượt tải xuống)
2. Macaron Match (1 triệu lượt tải xuống)
3. Macaron Boom (1 triệu lượt tải xuống)
4. Jelly Connect (1 triệu lượt tải xuống)
5. Tiler Master (1 triệu lượt tải xuống)
6. Crazy Magic Ball (1 triệu lượt tải xuống)
7. Happy 2048 (1 triệu lượt tải xuống)
8. Mega Win Slots (500.000 lượt tải xuống)
Đến nay, những ứng dụng có chứa mã độc SpinOk đã thu hút tổng cộng khoảng 30 triệu lượt tải xuống. Nếu đã cài đặt những phần mềm này, người dùng cần nhanh chóng gỡ chúng khỏi smartphone của mình.

Ngoài ra, người dùng cần lưu ý một số mẹo cơ bản để có thể giúp ngăn ngừa nhiễm phần mềm độc hại, cụ thể: 
Cập nhật hệ điều hành, trình duyệt, plugin... thường xuyên; Sử dụng tất cả các công cụ bảo mật cần thiết; Cập nhật tất cả phần mềm thường xuyên; Cảnh giác với các cuộc tấn công kỹ thuật xã hội (engineering attacks), cảnh giác với các email lừa đảo; Không bao giờ nhấp vào liên kết hoặc tải xuống tệp đính kèm nghi ngờ đến từ các nguồn không xác định; Thực hành duyệt web an toàn; Có mật khẩu mạnh, thay đổi mật khẩu định kỳ; Không sử dụng các kết nối công cộng không được mã hóa; Lớp bảo mật của bạn bắt đầu với các giải pháp an ninh mạng cơ bản như tường lửa và chống virus.

Thời gian qua, các chuyên gia bảo mật liên tục phát hiện hàng trăm ứng dụng độc hại trên cửa hàng CH Play. Có thể thấy, Google sẽ cần phải nghiêm túc hơn trong việc kiểm duyệt phần mềm trên kho ứng dụng của công ty.

 
Còn lại: 1000 ký tự
Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube

(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.

Xem chi tiết
Ngăn chặn hàng giả: Cuộc chiến cần sự chung tay từ cộng đồng

(CHG) Dưới đây là bài phỏng vấn giữa Phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại với bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, về vấn nạn thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả… đang lan tràn hiện nay

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 20 tấn giá đỗ ngâm chất cấm có thể gây tử vong

(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3