General Balance Power - thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm luật quảng cáo,


(CHG) Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra cảnh báo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe General Balance Power vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.
Cụ thể, trên webside:https://gcoopviet/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-general-balance-roket-powr-sp488.html đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Generl Blanace Rocket Power gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, có tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Generl Blanace Rocket Power do công ty TNHH GCOOP Việt Nam (trụ sở chính tại tầng 1- tầng 2, CT1- CT2 tòa nhà chung cư Green Park, phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe General Balance Rock Power vi phạm Luật Quảng cáo.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng: “Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào nội dung quảng cáo sai sự thật trên đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm nêu trên vì có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế”.
Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vốn dĩ là sản phẩm rất tốt, vì hỗ trợ hồi phục, duy trì hoặc tăng cường chức năng nào đó của một hoặc nhiều bộ phận cơ thể. Ngoài ra, thực phẩm chức năng còn có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật…
Vì lẽ đó, các tổ chức, cá nhân trước khi quảng cáo phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo dựa trên nội dung đã được thẩm định. Rất nhiều đơn vị phân phối, sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe thường nói quá về công dụng của sản phẩm, thậm chí quảng cáo sản phẩm như một dạng thuốc, có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tràn lan trên thị trường (ảnh: nguồn internet)
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong: “Quảng cáo quá mức khiến người tiêu dùng tin theo, lúc họ mắc bệnh thay vì đến bệnh viện, họ lại tin vào quảng cáo dùng sản phẩm đó để chữa bệnh. Hậu quả, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị, thậm chí với một số bệnh nhân ung thư sẽ mất cơ hội vàng chữa trị khi bệnh đã bước sang giai đoạn muộn”.
Hệ lụy của hành vi vi phạm quảng cáo không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế mà còn cả sức khỏe, thậm chí tính mạng và gây mất niềm tin của người tiêu dùng. Vì vậy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản 338/VHCS-QCTT do bà Ninh Thị Thu Hương (Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở) ký, gửi đến Đài Truyền hình Việt Nam; Đài phát thanh truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ về việc kiểm soát, chấn chỉnh các hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Trong công văn có nêu rõ: “Kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và các sản phẩm tương tự trên các phương tiện đảm bảo nội dung phải trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo”.
Những cơ quan, đơn vị trên cũng phải kiểm tra các điều kiện quảng cáo đã được quy định tại Luật Quảng cáo, Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và các sản phẩm tương tự trước khi thực hiện quảng cáo.
Cũng theo Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến các tổ chức, cá nhân có liên quan về quy định đối với quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; các cơ quan, đơn vị trên cần tăng cường thanh tra, kiểm tra; xác định hành vi vi phạm của chủ sở hữu sản phẩm quảng cáo, chủ doanh nghiệp quảng cáo để phối hợp với các cơ quan thanh tra chuyên nghành thuộc lĩnh vực có liên quan xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3