(CHG) Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc số 551/QLTTHN-NVTH gửi Đội trưởng các Đội QLTT nhanh chóng xác minh, kiểm tra xử lý hành vi vi phạm trong kinh doanh, lưu thông hàng hóa thiết bị điện.
Trước thông tin báo chí phản ánh tại Hà Nội và một số địa phương lân cận có tình trạng người dân đổ xô đi tìm mua các sản phẩm hàng hóa như máy phát điện, các loại quạt tích điện quạt hơi nước, thiết bị làm mát tiết kiệm điện khiến thị trường các sản phẩm này có dấu hiệu bị cháy hàng do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu tăng cao tiềm ẩn nguy cơ vi phạm tăng giá như định giá mua giá bán bất hợp lý nhầm trục lợi trong kinh doanh lưu thông các mặt hàng này, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Để ngăn chặn hành vi vi phạm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, Cục trưởng Cục QLTT TP. Hà Nội vừa ban hành Công văn hỏa tốc số 551/QLTTHN-NVTH yêu cầu Đội trưởng các Đội QLTT căn cứ chức năng nhiệm vụ thẩm quyền địa bàn lĩnh vực được giao chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ quản lý thông tin địa bàn, lĩnh vực; giám sát kiểm tra kiểm soát thị trường đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa như máy phát điện, các loại quạt tích điện, quạt hơi nước thiết bị làm mát nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm cấm theo quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng nhu cầu tiêu thụ tăng cao để tăng giá nhầm thu lợi bất hợp pháp, kinh doanh vận chuyển lưu thông các sản phẩm, hàng hóa thiết bị điện nhập lậu, hàng giả không đảm bảo chất lượng an toàn cho người sử dụng.
Một cửa hàng bán quạt tích điện của Công ty cổ phần Thương mại tổng hợp Bắc Giang, đường Xương Giang.
Liên quan tới việc cắt điện luân phiên, và thông tin “cháy hàng” máy phát và quạt tích điện do nhu cầu của người dân tăng đột biến để ứng phó với thời tiết nắng nóng, mới đây Cục QLTT tỉnh Bắc Giang đã khảo sát thị trường kinh doanh các mặt hàng máy phát điện, quạt, đèn chiếu sáng tích điện trên địa bàn quản lý; kịp thời phát hiện các hành vi tăng giá quá mức, găm hàng chờ giá, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Tại các điểm khảo sát, Đoàn công tác đã tuyên truyền và quán triệt các chủ cơ sở kinh doanh không được đầu cơ, găm hàng hoặc tăng giá hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa là máy phát điện và thiết bị tích điện trong tình hình khan hiếm cục bộ hiện nay; bên cạnh đó, hàng hóa phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; bán hàng xuất hóa đơn theo đúng giá niêm yết. Đồng thời, Cục trưởng Chu Thanh Hiến đã yêu cầu Đội QLTT 3 tăng cường giám sát để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trên và xử lý nghiêm theo quy định./.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết