Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ “bủa vây” thành phố


LTS: Vấn nạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu... không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tiêu dùng của người dân, mà còn tạo lên những tác động tiêu cực vô cùng lớn tới kinh tế, xã hội của các địa phương. Ảnh hưởng vấn nạn trên chính là niềm tin của người tiêu dùng bị suy giảm, tính minh bạch của thị trường, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và thậm chí sự hoài nghi của người tiêu dùng với chính cơ quan chức năng.
Trước thông tin người tiêu dùng cung cấp về Tổng đài Chống hàng giả: Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ “bủa vây” thành phố Lạng Sơn, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã cử phóng viên đi khảo sát nhiều điểm kinh doanh tại địa bàn thành phố Lạng Sơn. Nhằm truyền tải thông tin khách quan, đa chiều, Tạp chí CHG gửi tới người tiêu dùng, cũng như độc giả tỉnh Lạng Sơn một số nội dung sau khi kết thúc khảo sát của phóng viên.

Bài 1: Nhiều sản phẩm nghi giả mạo nhãn hiệu bày bán công khai tại siêu thị Bình Cam

Sau khi tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng thành phố Lạng Sơn tới Tổng đài Chống hàng giả về việc nhiều đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng không nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguôn gốc xuất xứ, hàng giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền tại Việt Nam và hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu... bày bán công khai, Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và gian lận thương mại (CHG).  

Siêu thị Bình Cam 421 Bà Triệu, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn.

Thực tế, qua quá trình khảo sát của phóng viên Tạp chí CHG tại nhiều địa điểm kinh doanh hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, nhận thấy thông tin do người tiêu dùng cung cấp tới Tổng đài Chống hàng giả là hoàn toàn có cơ sở. Điều đó được minh chứng tại siêu thị Bình Cam, địa chỉ 421- 423 đường Bà Triệu, phường Hoàng Văn Thụ thành phố Lạng Sơn.
Thời điểm phóng viên Tạp chí CHG khảo sát, tại tầng 2 và tầng 3 của siêu thị Bình Cam đang bày bán rất nhiều sản phẩm là hàng gia dụng: Bình thủy tinh; lọ đựng gia vị; bát – đũa; các loại máy xay mini; bình đựng nước giữ nhiệt... và hàng thời trang: Quần – áo; Giầy – dép; tất; mũ thời trang; túi xách; vali; ví; dây thắt lưng nam; các loại kính dành cho trẻ em...nhãn gốc của nhiều sản phẩm hàng hóa kể trên chi chít chữ nước ngoài (chữ tượng hình). Tuy nhiên, trên sản phẩm không hề có nhãn phụ tiếng Việt.

 

Hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt Công khai bày bán tại siêu thị Bình Cam.

Nguy hại hơn, tại đây đang công khai bày bán nhiều sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại VIệt Nam như: Chanel, Dior, Louis Vuition...

Sản phẩm hàng hóa giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ độc quyền tại Việt Nam được bày bán công khai tại siêu thị Bình Cam.

Trao đổi với ông: Đặng Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn về vấn đề: Người tiêu dùng thông tin nhiều đơn vị kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu... có thể nói là đang “bủa vây” thành phố Lạng Sơn. Đồng thời, phóng viên Tạp chí CHG có dẫn chứng cụ thể về hàng hóa tại siêu thị Bình Cam, thành phố Lạng Sơn. Ông Ngọc cho biết: “Tình trạng hàng nhập lậu trên địa bàn tỉnh lạng Sơn trong thời gian gần đây đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, hàng giả mạo nhãn hiệu vẫn còn xuất hiện trên địa bàn. Một phần là do việc tâm lý của người tiêu dùng, chuộng hàng thương hiệu, một phần vì lợi nhuận của người kinh doanh...
Siêu thị Bình Cam trước kia chính là Latvila, mới được mua lại cách đây một vài năm nay. Đơn vị này đã từng bị xử lý về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa... Tuy nhiên, đối tượng trong quá trình kiểm tra, có thời điểm vào kiểm tra thì có thể có hàng hóa (vi phạm), có thể không có. Qua thông tin của phóng viên Tạp chí CHG cung cấp thì chúng tôi sẽ cho kiểm tra ngay trong vài ba ngày tới”.

Ông Đặng Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn, trả lời phỏng vấn của phóng viên Tạp chí CHG.

Việc siêu thị Bình Cam kinh doanh nhiều sản phẩm hàng hóa có nhãn gốc tiếng nước ngoài, không thể hiện nhãn phụ tiếng Việt sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm hàng hóa đối với người tiêu dùng nơi đây. Đặc biệt, việc siêu thị này công khai bày bán hàng hóa có dấu hiệu giả mạo những nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền tại Việt Nam là sự thách thức các lực lượng chức năng của tỉnh. Đồng thời, điều đó có thể gây nên tính cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau, mất đi tính minh bạch của thị trường, cũng như gây tổn hại niềm tin của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.
Siêu thị Bình Cam, một đơn vị thường xuyên vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng, mà còn có thể dẫn tới việc thất thu nguồn ngân sách của địa phương. Bởi vậy, người tiêu dùng thành phố Lạng Sơn rất mong phía cơ quan chức năng sớm kiểm tra, kiểm soát và xử lý đơn vị kinh doanh trên (nếu có sai phạm).

Trao đổi về vấn đề hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan trên thị trường, Bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, bà Hoài cho biết:
Tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
 “Hàng hóa nhập lậu” gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi mà thương nhân kinh doanh hàng hóa nhập lậu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên tới 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm (Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020). Bên cạnh hình phạt chính là phạt tiền nêu trên, cá nhân có hành vi buôn bán hàng giả còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục theo quy định.
Ngoài ra, các cá nhân kinh doanh buôn bán hàng nhập lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Pháp nhân kinh doanh buôn bán hàng nhập lậu có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cao nhất là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Tình trạng buôn bán hàng hóa nhập lậu hiện nay ngày càng phổ biến, đặc biệt trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay. Việc kinh doanh sản phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng cần được quan tâm, giám sát nghiêm ngặt từ phía chính quyền địa phương, cơ quan quản lý thị trường, các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các cơ quan y tế để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Ngoài ra, cần có những biện pháp quyết liệt hơn, cứng rắn hơn để đẩy lùi tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu như hiện nay. 

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3