Hệ thống Mẹ Ơi có đang kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?


(CHG) Thực phẩm chức năng; Vitamin các loại; Men tiêu hóa; các sản phẩm bát- thìa- bình nước... chủ yếu là sản phẩm dành cho nhóm tiêu dùng mẹ và em bé, có chữ nước ngoài trên nhãn gốc của sản phẩm, nhưng không nhãn phụ tiếng Việt được bày bán công khai tại hệ thống mang thương hiệu Mẹ Ơi, khiến người tiêu dùng khó tránh khỏi hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Dấu hiệu kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu bắt buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về dán nhãn phụ tiếng Việt lên sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc, được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa từ tiếng nước nước ngoài sang tiếng Việt. Đồng thời, bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.

Một số của hàng kinh doanh các sản phẩm dành cho mẹ và em bé mang thương hiệu Mẹ Ơi, phóng viên Tạp chí CHG đã khảo sát.

Tuy nhiên, bất chấp các quy định của pháp luật, nhiều cá nhân, doanh nghiệp… vẫn đang cố tình vi phạm. Điều đó có thể gây ra hậu quả vô cùng nặng nề cho người tiêu dùng, thậm chí có thể tổn hại trực tiếp đến sức khỏe tiêu dùng của khách hàng. Đặc biệt nguy hiểm, nếu đối tượng tiêu dùng đó lại chính là các bà bầu và trẻ em.
Trước nỗi lo trên, thời gian qua người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội thường xuyên thông tin tới tổng đài Chống hàng giả (Quỹ chống hàng giả) về việc hệ thống kinh doanh hàng tiêu dùng dành cho mẹ bầu và em bé mang thương hiệu Mẹ Ơi kinh doanh nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin trên tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).

Một số sản phẩm là thực phẩm chức năng, men tiêu hóa, vitamin có nhãn gốc tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại cửa hàng mang thương hiệu Mẹ Ơi.

Khảo sát một số cửa hàng kinh doanh mang thương hiệu Mẹ Ơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, phóng viên Tạp chí CHG nhận thấy thông tin do người tiêu dùng cung cấp tới Tổng đài Chống hàng giả là hoàn toàn có cơ sở.

Cụ thể, tại một số cửa hàng mang thương hiệu Mẹ Ơi, địa chỉ 58 Nguyễn Văn Lộc, Mộ Lao, quận Hà Đông; số 2E/34 Xuân La, quận Tây Hồ; 162 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy; số 9 Tân Mai, quận Hoàng Mai; 103C9, Tô Hiệu, khu tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy; shop GS1.01S05 Vinhomes Smart city, nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng như: sản phẩm Men tiêu hóa; sản phẩm Vitamin; sản phẩm bình sữa và ti giả; các sản phẩm bát- thìa- bình nước; thực phẩm chức năng; các sản phẩm là giày- dép; mũ- áo; ba lô- túi xách; đồ chơi dành cho trẻ em; khăn ướt; nước giặt; bột tẩy lồng giặt… các sản phẩm trên dành cho nhóm tiêu dùng là mẹ và bé. Trên nhãn gốc của các sản phẩm đã nêu có chữ nước ngoài, tuy nhiên không có nhãn phụ tiếng Việt. Điều đó khiến người tiêu dùng hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đang bày bán tại đây. Thậm chí người tiêu dùng có quyền nghi vấn: liệu tại hệ thống của hàng trên có đang kinh doanh hàng hóa nhập lậu?
Đã từng bị xử lý về kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Việc nhiều cửa hàng mang thương hiệu Mẹ Ơi đang kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu, nhưng lại không tuân thủ các quy định của pháp luật về nhãn sản phẩm sẽ gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng trong việc chọn mua sản phẩm.
Bên cạnh đó, nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm chủ yếu là mẹ bầu và em bé, vì thế nhiều sản phẩm tại đây không có nhãn phụ tiếng Việt sẽ gây khó khăn cho người sử dụng (về chất lượng hàng hóa, tính năng sản phẩm, công dụng, cách dùng, thông tin cảnh báo...).

Thông tin từ Đội Quản lý thị trường số 11, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho biết: Vào tháng 4/2023, đã tiến hành kiểm tra và xử lý cửa hàng mang thương hiệu Mẹ Ơi, địa chỉ 58 Nguyễn Văn Lộc, Mộ Lao, quận Hà Đông về việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

Việc nhiều cửa hàng mang thương hiệu Mẹ Ơi kinh doanh hàng hóa thiếu thông tin bắt buộc trên nhãn sản phẩm rất dễ bị những đơn vị cung ứng hàng hóa lợi dụng để cung cấp hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu... Điều đó không hẳn là thiếu cơ sở, bởi thời gian qua lực lượng chức năng liên tục liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ việc liên quan đến sản xuất giả các loại hàng hóa là thực phẩm chức năng, sản phẩm dành cho mẹ bầu và em bé. Bằng “công nghệ” xô- chậu, nhiều sản phẩm giả mạo, kém chất lượng, thậm chí chứa hàm lượng độc tố nguy hại, ảnh hưởng trực tiếp tới người dùng đã bị trà trộn vào một số cửa hàng, hệ thống và cung ứng ra thị trường.
Thực tế mà nói, những thắc mắc của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội về việc một số của hàng kinh doanh các sản phẩm mẹ và bé mang thương hiệu Mẹ Ơi có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu là hoàn toàn có cơ sở. Bởi trước đó, vào tháng 4 năm 2023, sau khi tiếp nhận thông tin từ phóng viên Tạp chí CHG về cửa hàng mang thương hiệu Mẹ Ơi, địa chỉ 58 Nguyễn Văn Lộc, Mộ Lao, quận Hà Đông có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật, Đội Quản lý thị trường số 11, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra và xử lý cửa hàng trên về việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Việc hệ thống cửa hàng kinh doanh các sản phẩm mẹ và bé mang thương hiệu Mẹ Ơi kinh doanh hàng hóa vi phạm về quy đinh nhãn sản phẩm, có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng nhập lậu, là vi phạm các quy định của pháp luật. Bởi thế, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, kiểm tra, xử lý nghiêm minh, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như làm trong sạch thị trường, tạo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm hàng hóa cùng loại.
Theo ông Hồ Trường Giang, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại về vấn đề trên, ông Giang cho biết “Trước hết, chúng ta cần phải hiểu thế nào là nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá. Theo Khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/10/2020), hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa đang lưu thông trên thị trường, nhưng không có căn cứ để xác định được nguồn gốc nơi sản xuất, hoặc xuất xứ của hàng hóa đó.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất, hoặc xuất xứ của hàng hóa được thể hiện ở các thông tin như sau: về nhãn hiệu, bao bì và tài liệu kèm theo hàng hóa bao gồm; chứng từ chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hàng hóa, tờ khai hải quan;  giấy tờ khác với mục đích chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định pháp luật.
Như vậy, những loại hàng hóa không đáp ứng được các điều kiện về nơi sản xuất, cũng như những căn cứ đã nêu trên mà đã và đang lưu thông trên thị trường thì được coi là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ”.
Bên cạnh đó, ông Giang cũng cho biết thêm: “Về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
Tại điều 2 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm: Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính; hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, làm muối và người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh không cố định hoặc làm những dịch vụ có thu nhập thấp và không phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định, mà có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này, sẽ bị xử phạt như với cá nhân vi phạm.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên đến 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp, vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm”.

Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu 5 tấn đường cát trắng nhập lậu

(CHG) Ngày 02/5/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, với số tiền 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3