Không chỉ một cửa hàng có dấu hiệu... gian lận thương mại
Tìm hiểu tại website konni39.vn, phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) nhận thấy, đơn vị chủ quản của chuỗi siêu thị Nhật Bản Konni39 tại Việt Nam là Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu HSC39, có trụ sở tại số nhà 106 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Từ một cửa hàng nhỏ ở địa chỉ trên được thành lập vào năm 2016, đến nay thương hiệu Konni39 đã trở thành một trong những hệ thống cung cấp các mặt hàng nội địa Nhật Bản, với hơn 160 cửa hàng tại nhiều tỉnh, thành. Đồng thời, hệ thống kinh doanh hàng nội địa Nhật Konni39 được quảng cáo là chuỗi cửa hàng chuyên phát triển kinh doanh bán sỉ, lẻ các sản phẩm hàng nội địa Nhật có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, uy tín, nhập khẩu từ Nhật Bản.
Nhưng trên thực tế, cửa hàng Konni39 ở địa chỉ tại 106 phố Bạch Mai hiện đang kinh doanh hàng hóa không thể hiện nhãn phụ bằng tiếng Việt, có dấu hiệu kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chính vì thế, Tổng đài Chống hàng giả của Quỹ Chống hàng giả liên tục nhận được những thông tin bạn đọc phản ánh về tình trạng gian lận thương mại tại đây.
Ngày 7/4, Tạp chí CHG có đăng tải bài viết: “Nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại cửa hàng Konni39”, phản ánh hoạt động kinh doanh tại cửa hàng Konni39 có dấu hiệu gian lận thương mại.
Ngày 10/4, phóng viên Tạp chí CHG tiếp tục khảo sát tại một số cửa hàng mang thương hiệu Konni39 trên địa bàn Hà Nội gồm: Shop mang thương hiệu Koni39, có địa chỉ tại 102K8, khu đô thị Việt Hưng, Long Biên; Shop Koni39, có địa chỉ tại 136 phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, và trước đó là Shop Konni39 tại siêu thị Aeon Mall Hà Đông… chúng tôi đều ghi nhận tình trạng nhiều sản phẩm tại đây không được dán nhãn phụ tiếng Việt. Hiện tượng này sẽ làm cho khách hàng khó có thể nhận biết về: Thành phần, cấu tạo sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tính năng của sản phẩm, đơn vị nhập khẩu… Việc sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt trên các sản phẩm sẽ làm cho nhười tiêu dùng thiếu thông tin về đối tượng sử dụng sản phẩm và nguy cơ cảnh báo của sản phẩm.
Hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt được bày bán công khai tại cửa hàng mang thương hiệu Konni39.
Trong quá trình khảo sát thực tế (ngày 3/4), phóng viên Tạp chí CHG có thắc mắc với một nhân viên của Konni39 ở địa chỉ 106 Bạch Mai về việc nhiều sản phẩm tiêu dùng tại đây không có nhãn phụ tiếng Việt thì được cho biết: “Tuần trước lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã đến và “nhắc nhở” dán nhãn phụ vào sản phẩm” (?).
Doanh nghiệp kinh doanh khó hiểu...?
Trước đó, vào cuối năm 2022, phóng viên Tạp chí CHG cũng đã trao đổi trực tiếp với một quản lý khu vực phía Bắc của hệ thống Konni39, tại địa chỉ ngõ 683 Nguyễn Khoái, TP. Hà Nội. Người này cho biết: “Về nhãn hàng hóa, một số cửa hàng nhượng quyền thương hiệu Koni39 có dán nhãn phụ, nhưng cũng có cửa hàng không dán nhãn phụ”, với lý do rất đơn giản: “Hàng xách tay thì không có nhãn phụ tiếng Việt” (?).
Sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt sẽ gây hoài nghi cho người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ và làm khó người dùng, bởi không được hướng dẫn sử dụng.
Đồng thời, người này cũng hướng dẫn cụ thể cách đối phó với cơ quan chức năng khi bị kiểm tra: “Ở bên công ty em có mối quan hệ với lãnh đạo cao rồi nên rất nhẹ nhàng... Nếu QLTT đến, chị cứ báo về công ty, em sẽ cung cấp đầy đủ các giấy tờ để chị làm việc. Nhưng thực ra khi QLTT vào thì mình xác định luôn... một năm như những cửa hàng của em, họ vào hai lần, thường thì 2 triệu một lần, tùy theo diện tích của hàng lớn hay nhỏ... Đó là lợi thế khi khách hàng tham gia kinh doanh mô hình nhượng quyền, bởi các mô hình nhượng quyền này thường phía QLTT họ sẽ không làm căng”.
Nhân vật tự giới thiệu là quản lý khu vực phía Bắc của hệ thống Konni39.
Bên cạnh đó, người quản lý nêu trên cũng thẳng thắn chia sẻ: “Người tiêu dùng, người nhận nhượng quyền sẽ không có thiệt hại gì khi bán hàng không hóa đơn giá trị gia tăng, mà thiệt hại chính là từ phía Nhà nước. Thứ nữa, hàng không VAT, được phân phối cho hệ thống chuỗi là thương hiệu của bên em, bên em vẫn đảm bảo là hàng chính hãng, nhưng nhập về bằng hình thức "hàng đi Air"... Konni39 có thể cung cấp cho các mô hình nhượng quyền lên tới 4.000 mã hàng... Các cửa hàng bán lẻ nên đăng ký theo mô hình hộ gia đình hoặc mô hình hộ cá thể, ngành nghề lựa chọn là tạp hóa, vì hàng tạp hóa cuối năm chị có thể bán thêm bia, rượu. Hai mô hình này chỉ phải đóng tiền thuế môn bài và không phải đóng bất kỳ khoản thuế nào khác. Thuế môn bài sẽ được thu theo quý, mấy trăm một cửa hàng thôi...”.
Để có thông tin đa chiều về các sản phẩm đang bày bán tại cửa hàng Konni39, địa chỉ 106 phố Bạch Mai và tại một số cửa hàng mang thương hiệu Konni39 trên địa bàn TP. Hà Nội, cũng như làm rõ phát ngôn của người quản lý khu vực phía Bắc, phóng viên đặt lịch làm việc với phía Công ty cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu HSC39. Tuy nhiên, hơn một tháng kể từ khi đặt lịch làm việc, phía doanh nghiệp trên vẫn “né” cung cấp thông tin, với lý do lãnh đạo bận.
Chậm trễ xử lý...
Ngày 27/3, phóng viên Tạp chí CHG đã có làm việc với Đội QLTT số 5, Cục QLTT Hà Nội về việc cửa hàng Konni39, địa chỉ 106 phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tại Đội QLTT số 5, ông Vũ Văn Huyện, Phó Đội trưởng cho biết: “Chúng tôi tiếp nhận thông tin và sẽ báo cáo lên Cục và chờ chỉ đạo...”. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 10 ngày, kể từ buổi làm việc đầu tiên với Đội QLTT số 5, phía ông Huyện vẫn đưa ra câu trả lời: “Chúng tôi đã báo cáo với lãnh đạo và Cục, nhưng Cục vẫn chưa có chỉ đạo gì, có chỉ đạo thì anh em sẽ làm luôn...”.
Ông Vũ Văn Huyện, Phó Đội trưởng Đội QLTT số 5, Cục QLTT TP. Hà Nội trao đổi với phóng viên Tạp chí CHG.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 27/3, phóng viên Tạp chí CHG có đặt lịch làm việc với phía UBND phường Cầu Dền với nội dung: Trao đổi thông tin với phía phường về việc cửa hàng Konni39, địa chỉ 106 Bạch Mai đang bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ngày 4/4, UBND phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng có Văn bản số 123/UBND gửi Tạp chí CHG cho biết: UBND phường đã có văn bản đề xuất Ban Chỉ đạo 389 quận Hai Bà Trưng chỉ đạo Đội QLTT số 5, Công an quận Hai Bà Trưng, các phòng ban liên quan thực hiện kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh tại địa chỉ 106 Bạch Mai để xử lý nghiêm hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ (nếu có).
Có thể nói, việc chậm trễ nắm bắt tình hình, cũng như thiếu quyết liệt trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của cửa hàng Konni39, địa chỉ 106 phố Bạch Mai nói riêng và các cửa hàng thuộc hệ thống Konni39 trên địa bàn TP. Hà Nội nói chung, khó tránh khỏi sự hoài nghi của dư luận về việc có “ưu ái” từ phía cơ quan chức năng?
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần sớm có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát liên ngành toàn bộ hệ thống kinh doanh mang thương hiệu Konni39 nhằm chống thất thu thuế, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như bảo vệ các doanh nghiệp chân chính kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu, đồng thời làm rõ nhiều dấu hiệu “kinh doanh lạ” tại chuỗi hệ thống kinh doanh hàng Nhật nội địa mang thương hiệu Konni39 trên nhiều tỉnh, thành./.
Từng trả lời phóng viên Tạp chí CHG về việc xử lý vi phạm đối với các đối tượng kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hành vi buôn bán hàng hóa từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại... Luật gia Lê Anh Tuấn, hội viên Hội Luật gia TP. Hà Nội cho rằng: “Cùng với xử phạt vi phạm hành chính các đối tượng kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, các các nhân, tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Ví dụ như Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về tội buôn lậu như sau: |
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết