Kì 2: "Làm đẹp" học bạ ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào?


(CHG) Xét tuyển vào các trường đại học bằng cách "làm đẹp" học bạ nếu tăng đột biến sẽ dễ dẫn đến lạm phát trong ngành giáo dục. Điều này sẽ m giảm độ tinh cậy, ảnh hưởng tới chất lượng đầu vào. Vấn đề đặt ra là cần phải có một phương thức khoa học để việc tuyển sinh công bằng hơn.

"Làm đẹp" học bạ dường như là cụm từ đã và đang được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là các trường đại học đang tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ.

"Làm đẹp" học bạ ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào? 

Theo thống kê, Bộ Giáo dục & Đào tạo năm nay có 20 phương thức xét tuyển khác nhau. Nhưng nhìn chung các trường xét tuyển với 2 mục tiêu: tuyển được học sinh có chất lượng đầu vào tốt và tuyển đủ chỉ tiêu đã đề ra.

Mỗi trường sẽ quyết định chọn 1 trong 2 yếu tố để đặt lên cao hơn so với thực tế tuyển sinh. Nếu đặt chất lượng lên hàng đầu, trường đó sẽ chọn phương thức xét tuyển có độ tin cậy cao. 

Hiện nay kết quả các kỳ thi được tổ chức quy mô lớn nhất như kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi đánh giá của một số trường như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội... đang được xem có độ tin cao. Còn nếu trường đặt tuyển đủ chi tiêu thì phương thức xét tuyển đơn giản, dễ dàng hơn.

Từ năm 2019, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chỉnh cách tính điểm xét tốt nghiệp hướng tăng 70% dựa vào điểm thi tốt nghiệp, chỉ dựa 30 % vào điểm trung bình lớp 12. Tuy vậy, tỷ lệ tốt nghiệp vẫn dao động trong mức 97-98%. Phải chăng quy chế xét tốt nghiệp trung học phổ thông đã khiến các trường "tự vệ" bằng cách tăng điểm lớp 12 lên cao để giảm tác động của điểm thi tốt nghiệp?

Hệ luỵ dễ nhận ra nhất là việc tăng điểm số học bạ - "làm đẹp" học bạ chính là điểm chuẩn xét tuyển vào các trường dựa vào kết quả đó sẽ tăng đột biến dễ đến lạm phát trong ngành giáo dục. Và tiềm ẩn lớn nhất, chính là giảm độ tinh cậy của chất lượng xét tuyển dựa vào học bạ trung học phổ thông.

Bên cạnh đó mỗi địa phương tự tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì kết quả điểm số sẽ khác nhau. Điều đó sẽ làm cho việc tuyển sinh bằng phương thức xét học bạ phải chẳng sẽ khó mà bình đẳng và có sự chênh lệch rõ ràng.

Từ đó cho thấy cần phải xem lại cách kiểm tra, đánh giá ở bậc phổ thông hiện nay. Thông qua hình thức khoa học nào đó để học sinh được đánh giá theo một chuẩn trên phạm vi toàn quốc. Nếu không có sự thống nhất trong đánh giá, sẽ khiến điểm số trên học bạ khác nhau và việc xét tuyển đại học sẽ mất công bằng, các trường không tuyển đúng yêu cầu, chỉ tiêu đặt ra.

Trên thực tiễn quốc tế, ngoài các quốc gia tổ chức các kỳ thi lấy điểm xét tuyển đại học, theo nhiều chuyên gia, các trường đại học ở nhiều nước thường sử dụng kết quả học tập bậc phổ thông để xét tuyển đại học.

Nhiều trường lớn, điểm học tập có thể kết hợp thêm nhiều tiêu chí khác như bài luận, các hoạt động cộng đồng, thành tích năng khiếu... để thêm điểm cộng cho thí sinh khi xét tuyển. 

Các chuyên gia cho rằng, xét tuyển đại học bằng học bạ là hình thức thuận tiện phổ biến. Tuy nhiên, nên có trung tâm khảo thí độc lập cho bậc phổ thông, khi đó kết quả sẽ chính xác và khách quan, đảm bảo công bằng cho các thí sinh. Hiện nay, khi mỗi giáo viên, mỗi trường có cách đánh giá khác nhau thì việc xét học bạ dẫn đến tình trạng không công bằng.

Như vậy, việc tăng điểm chuẩn học bạ sẽ không ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, bởi xét trên mặt bằng chung học bạ đủ điều kiện và đạt chuẩn sẽ trúng tuyển. Nhưng một vấn đề dấy lên là điểm học bạ liệu có thực chất hay không? Hay chỉ là sự phù phép lên những điểm số để "làm đẹp" học bạ.

Việc sử dụng kết quả học bạ để xét tuyển đại học phổ biến những năm gần đây, vì vậy có thể học sinh, phụ huynh, giáo viên cũng ít nhiều có những can thiệp để làm đẹp. Do đó các trường đại học cần kèm theo các điều kiện khác không dựa hoàn toàn vào điểm số như phỏng vấn, sử dụng kết quả đánh giá năng lực, tổ chức làm bài khảo sát chất lượng riêng....

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh họa 

Trước tình trạng "làm đẹp" học bạ, nhiều trường đại học đã cộng thêm những tiêu chí khác để không phải lựa chọn sinh viên có đầu vào cao nhưng không đáp ứng được nhu cầu đào tạo dẫn đến ra trường với kết quả thấp. Ví dụ nhiều trường xét thứ tự ưu tiên đối với thí sinh có năng khiếu đặc biệt, thành tích tốt trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, có chứng chỉ đạt chuẩn quốc tế. 

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào ngành giáo dục - học bạ điện tử đã và đang là giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính, tăng cường công khai minh bạch trong việc đánh giá xếp loại học sinh. Và những thao tác nhập điểm lên hệ thống là hoàn toàn do giáo viên chủ động, do đó khó kiểm soát nếu bản thân giáo viên có ý định nâng điểm - "làm đẹp" học bạ cho học sinh.

Vấn đề đặt ra là việc Bộ Giáo dục & Đào tạo cần quy định chặt chẽ ở khâu nhập điểm như quy định khung giờ nhập điểm lên học bạ điện tử (có lãnh đạo nhà trường kiểm soát) và nếu chữa điểm phải giải trình và thống nhất mới được chỉnh sửa học bạ. 

Thực hiện tốt những điều này không chỉ giúp các trường đại học lựa chọn thí sinh phù hợp với ngành học, nâng cao chất lượng đầu ra mà còn góp phần khắc phục nguy cơ tăng tình trạng "làm đẹp" học bạ ở trường trung học phổ thông.

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Nai: Phát hiện hơn 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết đang thu giữ 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện của một cơ sở kinh doanh và báo cáo trình Cục QLTT tỉnh xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Hai đơn vị kinh doanh xăng dầu tại Bình Thuận bị xử phạt 60 triệu đồng

(CHG) Ngày 13/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai đơn vị kinh doanh xăng dầu do vi phạm về điều kiện trong hoạt động kinh doanh.

Xem chi tiết
VĨNH LONG: Đẩy mạnh việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi…

(CHG) Trao đổi với PV, Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết địa phương quyết liệt triển khai các biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 05 tuổi, trong đó có công tác đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi…

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

(CHG) Ngày 7/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đang tiếp tục điều tra vụ việc kinh doanh hàng cấm là phân bón chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Xử phạt 5 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 6/9, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) Số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái với tổng số tiền phạt lên đến 20 triệu đồng. Các cơ sở này bị phát hiện kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem chi tiết
2
2
2
3