(CHG) Hiện nay, hệ lụy tiêu cực từ vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, đặc biệt diễn ra trên mô hình thương mại điện tử (TMĐT), gây bức xúc cho cho người dân. Vậy để hạn chế vấn nạn đó cần có những giải pháp như thế nào?
Theo Cục Quản lý thị trường dự báo, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên TMĐT trong 2-3 năm tới sẽ chiếm từ 50-60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung.
Chung tay ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ảnh minh hoạ |
Để triệt tận gốc và xử lý nghiêm những trường hợp bán hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng tràn lan trên các sàn TMĐT hiện nay, cần phải kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa; hàng hóa được làm giả ngay tại Việt Nam hay nhập khẩu…
Đây không phải công việc riêng Bộ Công thương, mà cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan như công an, bộ đội biên phòng, hải quan, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), cùng các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.
Hiện Cục TMĐT và Kinh tế số đang phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường xây dựng "Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT giai đoạn 2021-2025" với nhiều nội dung và giải pháp đồng bộ, có sự vào cuộc của các đơn vị liên quan.
Theo Kế hoạch đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025 (Kế hoạch 888), Tổng cục Quản lý thị trường đặt mục tiêu cụ thể hàng năm để đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ không những ở thương mại truyền thống mà cả không gian TMĐT.
Ngoài ra, Tổng cục Quản lý thị trường cũng kết hợp với các cơ quan chức năng trao đổi thường xuyên hơn thông tin về hàng giả, hàng nhái; kết hợp các hiệp hội, cơ quan báo chí để xử lý và ngăn chặn những vi phạm, tạo môi trường lành mạnh cho doanh nghiệp chân chính và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Về việc quảng cáo, bán hàng giả, hàng nhái trên các nền tảng xuyên biên giới, hiện nay, Bộ TT&TT đang hoàn thiện, xin ý kiến về Dự thảo sửa đổi Nghị định số 181/2013/NĐ-CP.
Trong đó, Bộ TT&TT đề xuất bỏ quy định các tổ chức, doanh nghiệp muốn quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới phải thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Bỏ quy định trước khi quảng cáo 15 ngày, tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý có thẩm quyền thông tin của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam. Bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới...
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thế Tiệp - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả, để ngăn chặn và xử lý triệt để tình trạng tiếp tay cho vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường nói chung và trên môi trường mạng nói riêng thì chúng ta cần triển khai các giải pháp đồng bộ như sau: Xiết chặt việc quản lý kinh doanh mua bán hàng hoá thông qua việc khai báo pháp nhân và khai báo xuất xứ nguồn gốc hành hoá. Triển khai các giải pháp số hoá nhằm minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm hàng hoá trên toàn chuỗi cung ứng, qua đó dễ dàng phát hiện các sản phẩm ngoài luồng không đảm bảo chất lượng, sản phẩm giả, nhái trà trộn vào hệ thống qua đó dễ dàng truy vết chủ sở hữu và đường đi của sản phẩm để tiện cho việc truy cứu trách nhiệm. Cần phải có chế tài đủ mạnh để triệt tiêu lòng tham và lợi ích trước mắt của một số bộ phận kinh doanh thương mại trên môi trường mạng cũng như sản xuất hàng giả, hàng nhái. Công tác giáo dục, truyền thông về tác hại của hàng giả, hàng nhái và các gian lận thương mại đối với toàn cộng đồng.
Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, vai trò tham gia của doanh nghiệp - chủ sở hữu trí tuệ trong thực thi là rất quan trọng. Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng đã quy định đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác phối hợp và hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật. Sự liên minh giữa các nhà sản xuất trong đấu tranh chống hàng giả cần tích cực hơn nữa. Doanh nghiệp không được buông lỏng trong quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hoá của mình, không nên coi việc chống hàng giả là của các cơ quan thực thi pháp luật. Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu cần chủ động gửi đơn khiếu nại hoặc thông qua văn phòng luật sư để khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ.
Đối với người tiêu dùng, cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc phòng chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và các hoạt động gian lận thương mại khác. Việc này không chỉ là bảo vệ quyền lợi của mình mà còn chống lại hành vi phá hoại sản xuất, kìm hãm sự chủ động nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp cũng như phát triển nền kinh tế đất nước. Việt Nam hiện nay cần phải thiết lập một cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Theo đó, nhà sản xuất cần bỏ kinh phí để thông báo đến người tiêu dùng nhằm phân biệt hàng thật của mình với hàng giả và có chính sách khen thưởng kịp thời cho những người tiêu dùng phát hiện ra hàng nhái, hàng giả. Hơn nữa, cũng nên có một hành lang pháp lý do Hội bảo vệ người tiêu dùng lập ra để bảo vệ người tiêu dùng sau khi mua hàng.
Sử dụng các giải pháp chứng thực hàng hóa để bảo vệ doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trước mối đe dọa từ hàng giả, hàng nhái. Doanh nghiệp và người tiêu dùng cần tạo liên kết chặt chẽ hơn đưa ra thông tin hai chiều liên tục tránh kẻ xấu lợi dụng làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung.
Để cuộc đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là công việc không chỉ của riêng một tổ chức hay cá nhân mà phải là công việc của toàn xã hội, mà trước hết doanh nghiệp cần thiết phải trang bị các giải pháp công nghệ để bảo vệ chính mình, người tiêu dùng cần thông thái hơn trong đánh giá và lựa chọn sản phẩm thông qua các thiết bị công nghệ cầm tay.
Đẩy mạnh tiến trình số hoá quản lý và minh bạch chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hoá, tiến tới quản trị dữ liệu tập trung. Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật, phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan thực thi pháp luật, nâng cao ý thức của tổ chức và cá nhân. Có làm được như vậy thì mới từng bước đẩy lùi được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan hiện nay.
Với thực trạng hiện nay người xưa vẫn có câu “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, nên trước hết doanh nghiệp hãy là doanh nghiệp thông minh và có trách nhiệm, còn người tiêu dùng hãy là người tiêu dùng thông thái.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết