Lưu ý những cách bảo quản các loại hạt ngày Tết


(CHG) Bên cạnh bánh mứt, các gia đình còn chuẩn bị thêm nhiều loại hạt để nhâm nhi ngày Tết. Tuy nhiên, các loại hạt này dễ bị hỏng. Do đó, cần lưu ý các cách bảo quản các loại hạt trong ngày Tết nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm.
 


 
Hạt điều là sản phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết, cần bảo quản an toàn.
Ánh sáng, oxy và nhiệt độ là kẻ thù của các loại hạt. Bảo quản chúng với hộp kín giúp hạn chế tiếp xúc với cả 3 yếu tố này làm chậm tốc độ hư hỏng. Hạt cũng hấp thụ mùi nên cần được bảo quản trong hộp kín, tránh xa các nguyên liệu có mùi mạnh như hành và tỏi.
Do đó, đựng vào các hũ thủy tinh hay hộp nhựa 
kín sẽ là phương án thứ nhất an toàn bảo vệ những hạt khô cho những ngày Tết. Bởi cách làm này không chỉ giúp khô ráo, tránh bị mốc mà còn giữ được chất lượng các loại hạt thơm ngon lâu ngày. Có thể đặt thêm túi hút ẩm loại chuyên dành cho thực phẩm vào hộp hoặc lọ để tránh hạt bị ỉu trong thời gian sử dụng.
Tiếp đến sử dụng túi nilon hoặc túi ép chân không để đựng hạt sẽ giúp hạt không bị bị ẩm mốc, hôi dầu, đảm bảo độ ngon, giòn lâu ngày.
Lưu ý, nếu bạn mua nhiều mà không sử dụng kịp thì nhiều loại hạt sẽ bị ỉu. Bạn có thể bỏ chúng vào rang lại, rồi tiếp tục bảo quản trong hộp, lọ hoặc túi nilon. Do hạt đã qua xử lý một lần do vậy không nên rang quá lâu vì dễ làm hạt bị cháy.
Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, chỉ nên bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm. Toàn bộ hạt thô có thể được lưu trữ trong tủ đông lên đến 1 năm. Còn các loại hạt đã cắt nhỏ, rang lại, xay hoặc bột hạt đều có quá trình oxy hóa nhanh hơn nên nhanh hỏng hơn và chỉ nên bảo quản trong tối đa 6 tháng.
Như vậy, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm những tháng cuối năm không chỉ là trách nhiệm của các cơ sở chế biến, kinh doanh, mà còn là trách nhiệm của cả người tiêu dùng. Với những cách bảo quản như trên, chúng ta có thể yên tâm sử dụng các loại hạt mà vẫn đảm bảo độ thơm ngon, béo ngậy và đặc biệt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sử dụng những ngày Tết.
Còn lại: 1000 ký tự
Sở Y tế Hà Nội đẩy mạnh kiểm tra, xử lý mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc

Sở Y tế Hà Nội tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên mạng xã hội. Động thái này nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và làm trong sạch thị trường mỹ phẩm.

Xem chi tiết
Bình Dương: Xử phạt hơn 100 triệu đồng trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm.

(CHG) Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 1 đã kiểm tra, xử lý vi phạm, phạt tiền và buộc tiêu hủy thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Hậu Giang: Phát hiện vụ kinh doanh sách giáo khoa giả lớn nhất từ trước đến nay

(CHG) Ngày 16/7/2024, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế - Môi trường Công an tỉnh, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Cần Thơ, và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra địa điểm tập kết, lưu trữ, và kinh doanh sách giáo khoa tại đường số 1, khu dân cư Tây Đô EcoPark, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra, thu giữ trên 2,5 tấn hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An thực hiện kiểm tra, phát hiện, tạm giữ số lượng lớn hàng hóa, sản phẩm mỹ phẩm, nghi không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu kinh doanh trên nền tảng facebook, tiktok.

Xem chi tiết
Cần Thơ: Kiểm tra xử lý 14 vụ kinh doanh mặt hàng vàng trang sức mỹ nghệ, xử phạt hơn 160 triệu đồng

(CHG) Thực hiện Công văn số 2909/TCQLTT-CNV ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Tổng Cục Quản lý thị trường về việc tăng cường kiểm soát đấu tranh phòng, chống buôn lậu mặt hàng vàng. Cục Quản lý thị trường Cần Thơ tổ chức thực hiện kiểm tra 23 vụ, xử lý 14 vụ, xử phạt số tiền 166 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3