Mở cửa trưng bày “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống”


(CHG) Từ 10/10, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa phòng Trưng bày nhận diện hàng thật – hàng giả với chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống”.
Mở cửa trưng bày “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống” 
 
Nhân kỷ niệm 4 năm thành lập (12/10/2018 – 12/10/2022), Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật – hàng giả, hàng vi phạm với chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống”.
Sản phẩm ấn tượng trong Phòng trưng bày lần này tiếp tục là sản phẩm xe máy của Honda Việt Nam. Bên cạnh chiếc Cup hàng chính hãng do Honda Việt Nam sản xuất là chiếc xe có cùng kiểu dáng nhưng là hàng vi phạm, nhái kiểu dáng, mẫu mã của xe chính hãng.
Công ty CP Xuất nhập khẩu Bình Tây – BITEX, đơn vị phân phối độc quyền thương hiệu máy tính CASIO tại Việt Nam. Thay vì tên thương hiệu đầy đủ “CASIO” in trên vỏ bao bì, các đối tượng sản xuất hàng giả, nhái sử dụng tên “CASID” được trưng bày tại đây.
Bên cạnh sản phẩm xe máy thật – vi phạm, máy tính CASIO, sản phẩm thuốc lá lậu, thuốc lá giả thu hút nhiều sự quan tâm của khách tham quan, tiêu dùng. 
Chia sẻ về chủ đề “Quản lý thịt rường đi cùng nhịp sống” tại Phòng Trưng bày lần này, ông Trần Hữu Linh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật – hàng giả, hàng vi phạm là một trong những sự kiện hướng đến kỷ niệm 4 năm ngày thành lập Tổng cục Quản lý thị trường (12/10/2018 -12/10/2022) và là một trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 65 năm thành lập lực lượng Quản lý thị trường (03/07/1957 -03/07/2022).
“Với chủ đề“Quản lý thịt trường đi cùng nhịp sống”, chúng tôi kỳ vọng, phòng Trưng bày sẽ là một kênh thông tin giới thiệu người Quản lý thị trường, hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp. Không chỉ có vậy, phòng Trưng bày còn là nơi để khách tham quan, người dân hiểu hơn về nhiệm vụ, chuyên môn của lực lượng, đó là nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát giữ ổn định thị trường; là công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ..” Tổng cục trường nhấn mạnh.
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cùng khách mời tham quan khu trưng bày.
Phòng Trưng bày Nhận diện hàng thật – hàng giả, hàng vi phạm là một trong nhiều “công cụ” phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm soát, ngăn chặn xử lý các sản phẩm giả, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường. Phòng trưng bày nhận diện hàng thật – hàng giả, hàng vi phạm với chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống”  nhằm cung cấp thông tin, cách nhận biết để người tiêu dùng, khách tham quan nhận diện được các dấu hiệu hàng thật, hàng giả, hàng vi phạm, hàng không rõ nguồn gốc, hàng lậu… của một số sản phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ điện tử, các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19…
Hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc mua các sản phẩm chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng với cơ quan quản lý nhà nước trong ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sản phẩm hàng giả, hàng vi phạm, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.
 
Phòng trưng bày nhận diện hàng thật – hàng giả, hàng vi phạm với chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống”  còn là nơi ghi dấu chặng đường sau 4 năm thành lập Tổng Cục Quản lý thị trường. Đây là nơi trưng bày, giới thiệu những hoạt động nổi bật của Tổng cục: bên cạnh các vụ việc kiểm tra, kiểm soát điển hình thì còn là dấu ấn của lực lượng: là quá trình triển khai và áp dụng thành công Hệ thống xử lý vi phạm hành chính INS; là bước ngoặt khi lực lượng khoác trên mình màu áo mới sau 64 năm; là lần đầu tiên có trường Đại học đào tạo chính quy chuyên ngành Quản lý thị trường; cũng là lần đầu tiên Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức Cuộc thi viết… Ngoài ra, đó còn là những hoạt động hướng về cộng đồng như thiện nguyện, hiến máu tính nguyện; kết nối tiêu thụ nông sản; phong trào thể dục thể thao…
Phòng trưng bày nhận diện hàng thật – hàng giả, hàng vi phạm với chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống”  mở cửa miễn phí từ 9h sáng đến 18h hàng ngày, từ ngày 10-16/10/2022 tại 62 Trang Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Những chiêu thức lừa dối người tiêu dùng, dường như chưa dừng lại?

(CHG) Thời gian qua, dù Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) liên tục cảnh báo nhiều loại thực phẩm chức năng bị quảng cáo sai sự thật trên các trang mạng xã hội, nhưng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng chỉ mang tính chất hỗ trợ chữa bệnh vẫn luôn được quảng cáo là “công dụng thần kỳ”, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh. Đó là hành vi lừa dối người tiêu dùng và vi phạm pháp luật.

Xem chi tiết
Phát hiện, thu giữ nhiều bình khí N2O, thuốc lá điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa kiểm tra và phát hiện tại cửa hàng mua bình khí N20 qua mạng xã hội còn có nhiều loại thuốc lá điện tử nhẵn hiệu khác nhau để bán kiếm lời.

Xem chi tiết
Các giải pháp chống hàng giả bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

(CHG) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/03/2023 phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) đến năm 2025.

Xem chi tiết
Cách nhận biết về thuốc giả, không rõ nguồn gốc

(CHG) Việc sử dụng phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng không chỉ không chữa được bệnh, mà còn làm người bệnh ngày càng trầm trọng và nguy hiểm đến tính mạng.

Xem chi tiết
Cảnh báo thủ đoạn rao bán xe máy giá rẻ trên mạng để lừa đảo

(CHG) Để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các đối tượng lập ra các trang Facebook, tài khoản Zalo rồi đăng tải, chạy quảng cáo các bài viết rao bán xe máy đắt tiền với giá rẻ nhằm thu hút nhiều người dùng mạng xã hội. Với thủ đoạn trên, nhiều bị hại đã sập bẫy, lừa chuyển khoản gần 3 tỷ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3