9 tháng đầu năm, Quản lý thị trường Hà Nội đã xử lý 3.520 vụ vi phạm


(CHG) Trong 9 tháng đầu năm nay, Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 3.520 vụ với tổng số tiền 85,1 tỷ đồng, trong đó phạt hành chính là 35,9 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu 16,6 tỷ đồng, trị gí hàng tiêu hủy và tái chế là 32,6 tỷ đồng.

Sáng 29/9, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm 2022. Tham gia hội nghị có đồng chí Chu Xuân Kiên – Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng, cùng các đồng chí Phó cục trưởng, Đội trưởng, Đội phó các đội QLTT và cán bộ, công chức QLTT Hà Nội tham dự qua các điểm cầu trược tuyến.

Hội nghị giao ban công tác 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm 2022 của Cục QLTT Hà Nội

Theo báo cáo tại hội nghị, Trong 9 tháng đầu năm nay, Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 3.520 vụ với tổng số tiền 85,1 tỷ đồng, trong đó phạt hành chính là 35,9 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu 16,6 tỷ đồng, trị gí hàng tiêu hủy và tái chế là 32,6 tỷ đồng.

Riêng lĩnh vực xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, 9 tháng đầu năm, Cục QLTT Hà Nội đã phát hiện, kiểm tra xử lý 142 vụ, phạt hành chính hơn 1 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm là gần 74 tỷ đồng.

Tại hội nghị, đồng chí Chu Xuân Kiên đã biểu dương kết quả đạt được của các đội QLTT trong 9 tháng đầu năm, góp phần vào kết quả chung của Cục QLTT thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của các hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong 3 tháng cuối năm 2022, đặc biệt là trong các tháng cận Tết Nguyên đán, đồng chí Chu Xuân Kiên đã có những chỉ đạo định hướng triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022 và yêu cầu các phòng, đội QLTT nghiêm túc thực hiện.

Còn lại: 1000 ký tự
Khơi thông, huy động nguồn lực xã hội cho tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch COVID-19

CHG - Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đất nước là vấn đề cấp thiết, yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mọi quốc gia, ở mọi thời đại. Đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; để tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có một nguồn lực rất lớn. Trong bối cảnh nguồn lực nhà nước hạn hẹp, cần có cơ chế phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội cho quá trình này.

Xem chi tiết
Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

​CHG - Trước những thành tựu, thách thức và cơ hội phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, Đại hội XIII của Đảng đề ra những chủ trương lớn, tạo ra sự chuyển đổi mang tính cách mạng về tư duy trong nông nghiệp. Thực hiện sáng tạo, hiệu quả những chủ trương và giải pháp được Đại hội XIII của Đảng đề ra tạo nên động lực mới về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn với một thế hệ hội viên nông dân có tư duy đổi mới sáng tạo, tự lực, tự cường, khát vọng đưa đất nước trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xem chi tiết
Nghiên cứu về thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi sau đại dịch Covid-19

Đề tài Nghiên cứu về thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi sau đại dịch Covid-19 do ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (Khoa Quản trị và Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn ở tỉnh Bình Thuận

​CHG - Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ trọng tâm của đất nước hiện nay. Đã có những tín hiệu tích cực cho thấy khả năng phục hồi nhanh, hiệu quả và kỳ vọng sẽ đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Là một tỉnh nằm “cận kề” vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều tiềm năng phát triển, Bình Thuận cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển bền vững, nâng cao khả năng chống chịu cả về kinh tế, xã hội, môi trường và phát huy được các lợi thế, điểm mạnh của mình.

Xem chi tiết
Tỉnh An Giang phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

​CHG - Quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát huy vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện để thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Trong đó, trọng tâm là xây dựng hợp tác xã kiểu mới theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn với ngành hàng chủ lực của tỉnh.

Xem chi tiết
2
2
2
3