Một loại siro ho do Ấn Độ sản xuất bị cảnh báo có chứa chất độc hại


(CHG) Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo siro ho Guaifenesin do Ấn Độ sản xuất chứa chất độc hại tới sức khỏe người dùng. Đây là cảnh báo thứ 3 trong vòng 7 tháng đối với mặt hàng này, với các trường hợp trước đó đã được xác định ở Gambia và Uzbekistan.  

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Theo WHO, loại siro ho Guaifenesin có chất độc hại do Ấn Độ sản xuất được bán ở Quần đảo Marshall và Micronesia. WHO cho biết, các phòng thí nghiệm kiểm soát chất lượng của Cơ quan Quản lý sản phẩm trị liệu của Australia đã phát hiện siro Guaifenesin - được sử dụng để giảm tức ngực và giảm ho - có chứa “lượng diethylene glycol và ethylene glycol không thể chấp nhận được”. Đây là những chất tương tự được tìm thấy trong loại siro được cho là có liên quan đến cái chết của 70 trẻ em ở Gambia và 18 trẻ em ở Uzbekistan do tổn thương thận cấp tính.
Cảnh báo được đưa ra và kêu gọi người dân không sử dụng loại siro nêu trên và các cơ quan quản lý tăng cường giám sát chuỗi cung ứng, đồng thời yêu cầu các nhà sản xuất kiểm tra những nguyên liệu thô được sử dụng trong siro như propylene glycol, sorbitol và glycerine/glycerol trước khi đưa vào công thức sản xuất.
Theo các chuyên gia, hai chất nói trên nhiều khả năng có trong dung môi bị ô nhiễm được dùng để sản xuất siro. Mặc dù các dung môi này không gây hại, nhưng cả hai chất đều được biết là độc hại đối với con người, có thể dẫn đến đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, thay đổi trạng thái tinh thần, bí tiểu và tổn thương thận cấp tính, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.
Các chất gây ô nhiễm được báo cáo phát hiện trong lô thuốc có hạn sử dụng đến tháng 10/2023. Vấn đề này đã được báo cáo lên WHO ngày 6/4 và cơ quan y tế toàn cầu đã đưa ra cảnh báo trên vào đêm 25/4.
Danh sách 14 loại siro ho được cảnh báo có chứa chất độc hại.
Siro có chứa chất độc hại được bán ở 2 quốc gia Thái Bình Dương được cho là đã được sản xuất bởi Công ty QP Pharmachem Ltd có trụ sở tại bang Punjab và được tiếp thị bởi Công ty tư nhân Trillium Pharma có trụ sở tại bang Haryana. Cơ quan y tế toàn cầu khẳng định: “Đến nay, cả nhà sản xuất và nhà tiếp thị đều không đảm bảo với WHO về tính an toàn và chất lượng của những sản phẩm này”.
Trước đó, Bộ Y tế đã nhận công điện của Interpol cảnh báo về việc hàng trăm trẻ em tử vong hoặc tổn thương thận cấp tính sau khi sử dụng 14 sản phẩm siro ho được sản xuất tại Ấn Độ và Indonesia chứa Diethylene bị cấm ở một số quốc gia.
Tại Việt Nam, theo rà soát của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), 14 sản phẩm này chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và cũng chưa được cấp giấy phép nhập khẩu vào nước ta. 14 siro ho này có tên như: Promethazine Oral Solutinon, Termorex Syrup, Paracetamol Drops, Paracetamol Syrup (mint).../.
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3