Nhận diện 3 thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm pháp luật


(CHG) Cục An toàn thực phẩm vừa đưa ra cảnh báo về viên khớp Joint Relief Plus, Đông Trùng hạ thảo Bách Niên và Ngọc Mỹ nữ Plus vi phạm pháp luật về quảng cáo.
Hai thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vi phạm pháp luật về quảng cáo.
Vừa qua, tại một số website/đường link quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên khớp Joint Relief Plus mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. 
Tương tự, tại nhiều website và đường link quảng cáo các thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đông Trùng hạ thảo Bách Niên và Ngọc Mỹ nữ Plus có quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.
Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. 
3 thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên khớp Joint Relief Plus, Đông Trùng hạ thảo Bách Niên và Ngọc Mỹ nữ Plus được sản xuất và gắn nhãn hiệu Venus. Đây là nhãn hiệu thuộc Công ty TNHH Đầu tư thương mại Venus trụ sở 30 Lương Khánh Thiện, phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng; Văn phòng đại diện tại Tầng 7, số 54 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Ngọc Mỹ Nữ vẫn quảng cáo dù chưa được cấp phép.

Bên cạnh đó, còn có nhiều thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vi phạm quảng cáo sản phẩm. Ví dụ như trên website https://phucthandan.com quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Phục Thần Đan vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm. Nội dung quảng cáo khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Nội dung quảng cáo của thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Phục Thần Đan được đăng tải gồm: Với công dụng như ngừa rối loạn thần kinh thực vật, dưỡng tâm an thần, hỗ trợ ngủ ngon giấc, hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó ngủ, người mệt mỏi, bồn chồn hồi hộp, mất ngủ… cùng nhiều công dụng khác.
Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Trong thời gian chờ xử lý, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không nên mua và sử dụng sản phẩm vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và kinh tế./.
Còn lại: 1000 ký tự
Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube

(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.

Xem chi tiết
Ngăn chặn hàng giả: Cuộc chiến cần sự chung tay từ cộng đồng

(CHG) Dưới đây là bài phỏng vấn giữa Phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại với bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, về vấn nạn thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả… đang lan tràn hiện nay

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 20 tấn giá đỗ ngâm chất cấm có thể gây tử vong

(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3