Dùng thực phẩm chức năng thế nào để tránh bị lừa?


(CHG) Trong suốt thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng liên tục xử phạt những vi phạm về thực phẩm chức năng như quảng cáo sai sự thật, không rõ nguồn gốc... Nhưng việc phân phối và buôn bán thực phẩm chức năng đang là nguồn thu “1 vốn 4 lời” khiến cho những “chủ doanh nghiệp” bất chấp pháp luật, dùng mọi thủ đoạn kiếm lời trên sức khỏe người tiêu dùng.
Đừng tin quảng cáo kẻo tiền mất tật mang
Phát biểu tại Hội nghị "Phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe năm 2022", Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: Thời gian qua dù Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an... đã quyết liệt vào cuộc xử lý quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh, nhưng tình trạng này vẫn giảm không đáng kể.
Cục An toàn thực phẩm cho biết, nhiều doanh nghiệp quảng cáo không đúng, đặc biệt là các quảng cáo trên Zalo, Google, Facebook, YouTube... Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện trường hợp thuê địa điểm tại nhà dân để đào tạo sinh viên, bán thực phẩm chức năng trái phép. Ca sĩ, diễn viên... quảng cáo sản phẩm không đúng công dụng. Nhiều đơn vị giả mạo các đài truyền hình, lồng ghép video tinh vi để quảng cáo sai….
Nhắc tới quảng cáo sai sự thật phải kể đến Công ty Hoàng Hường dù bị phạt rất nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục đủ mọi chiêu trò để "câu khách" trên các nền tảng xã hội. Với những lời quảng cáo rao hàng “nổ tung trời” trị khỏi tất tật các bệnh xương khớp từ đầu đến chân của bà Hoàng Hường, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Hường về sản phẩm viên xương khớp Hoàng Hường đã khiến Công ty Hoàng Hường (địa chỉ: Tầng 6, số 36, Nguyễn Hoàng, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) xử phạt 65 triệu đồng.
Thậm chí, nữ doanh nhân thể hiện “độ chơi” khi chi 7 tỷ đồng để tổ chức một hội thảo tri ân khách hàng hoành tráng với 4.000 người tham dự….
Không chỉ có sản phẩm này, nhiều sản phẩm khác cũng được quảng cáo “lố”, có “ít sít ra nhiều” gồm: “100 người chỉ 1 người đặt được hàng, 99 người không có hàng để đặt” trong lời quảng cáo “đánh lận con đen” về độ cháy hàng của nước súc miệng Hoàng Hường; Viên ngủ ngon Hoàng Hường, dạ dày Hoàng Hường, Hoạt huyết Hoàng Hường…; Hoặc phòng khám nha khoa quốc tế Hoàng Hường Confident Smile tại Hà Nội với tiêu chuẩn 5 sao, nhưng bị thu hồi giấy phép hoạt động từ 04/12/2019. 
Đặc biệt, cùng với lời quảng cáo là giá bán trên các trang mua bán online như Shopee, Lazada… cũng “cao ngất ngưởng” so với các sản phẩm nhãn hiệu khác trên thị trường. Chẳng hạn, hộp 4 lọ viên xương khớp Hoàng Hường có giá niêm yết từ 1.198.000 – - 3.500.000đ được bán với giá 1.198.000 – 2.396.000đ giảm 32%; Nước súc miệng giá niêm yết 850.000đ được rao bán 597.000đ/1 hộp/3 lọ…
Thực tế hằng ngày tại các bệnh viện liên tục có nhiều bệnh nhân nguy kịch vì thực phẩm chức năng. Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận người phụ nữ 37 tuổi uống một loại cà phê giảm cân, đến ngày thứ 4 thì khó thở, lạnh toát, thân nhiệt hạ đột ngột, cấp cứu trong tình trạng hôn mê…. 
BSCKI Nguyễn Công Bình, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, trong thời gian qua, Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận liên tiếp nhiều bệnh nhân mắc đái tháo đường tăng huyết áp với nguyên nhân tự ý dùng thực phẩm chức năng được quảng cáo trên các trang mạng xã hội. Nhiều bệnh nhân khi đưa vào cấp cứu đã trong tình trạng: Phù toàn thân, đường huyết tăng cao, suy hô hấp, suy gan thận… rất nặng nề, nguy hiểm tính mạng.
Theo TS Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế  (Bộ Y tế), theo Luật An toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng chỉ có 3 tác dụng là tạo cho cơ thể thỏa mãn, tăng đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh. Như vậy, theo định nghĩa đã được công nhận trong Luật, thực phẩm chức năngkhông có tác dụng điều trị hay hỗ trợ điều trị.
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định: Vì tin vào quảng cáo lừa dối dẫn đến người bệnh tin, hy vọng dùng thực phẩm chức năng là khỏi bệnh nên đã mua về dùng trong thời gian dài thấy không khỏi, ngày càng nặng hơn mới vội tới viện. Chỉ vì thực phẩm chức năng nhiều bệnh nhân đã qua thời điểm vàng điều trị ung thư, dẫn đến khi đó, phẫu thuật không được, xạ trị cũng không xong vì đã ở giai đoạn muộn…. 
Mới đây, Bộ Y tế có văn bản gửi các địa phương, yêu cầu có biện pháp xử lý mạnh với các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok, Twitter... các nền tảng quảng cáo trên Google Ads như YouTube, Coccoc, Chrome... nếu vi phạm về luật quảng cáo, đồng thời, yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam về quảng cáo. Có biện pháp, chế tài xử lý mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử. Đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng.
Người dân hãy thận trọng khi lựa chọn sử dụng thực phẩm chức năng tránh bị lừa. Ảnh minh họa
Hãy hiểu cho đúng để dùng cho đúng
ThS Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện 71 T.Ư cho biết: Thực phẩm chức năng nằm giữa giới hạn thực phẩm truyền thống và thuốc nên cần lựa chọn nhóm sử dụng cho đúng với nhu cầu cơ thể. 
Bộ Y tế đã đưa ra khái niệm về thưc phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật. 
Theo khái niệm này thì thực phẩm chức năng nằm giữa giới hạn thực phẩm truyền thống và thuốc. Vì thế, người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm – thuốc.  
Điểm khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống đó là thực phẩm chức năng được sản xuất chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi và loại bớt một số thành phần bất lợi. Điểm khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thuốc là trên mỗi sản phẩm, nhà sản xuất phải ghi trên nhãn đây là thực phẩm, chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sức khoẻ, còn thuốc được công bố là sản phẩm thuốc có tác dụng chữa bệnh.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã xảy ra nhiều vụ việc "nóng" liên quan đến hoạt động buôn lậu, thương mại và hàng giả gây bức xúc dư luận. Bộ Y tế đã kiện toàn Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (
gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 Bộ Y tế). Theo đó, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Y tế đã kiện toàn tổ chức và do Thứ trưởng Bộ Y tế - Đỗ Xuân Tuyên làm Trưởng ban. 
Ban
Chỉ đạo 389 Bộ Y tế có trách nhiệm tham mưu Bộ Y tế chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc phạm vi Bộ Y tế. Phối hợp với các đơn vị chức năng trong Bộ Y tế xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ Y tế và các địa phương thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. 
Ban
Chỉ đạo 389 Bộ Y tế có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với lĩnh vực y tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân khi sử dụng các sản phẩm khó phân biệt thật - giả và tố giác các hành vi vi phạm gian lận thương mại, hàng giả, kém chất lượng...
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Y tế sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời chỉ đạo các thành viên của Ban phối hợp thường xuyên theo dõi nắm bắt thông tin, làm tốt công tác dự báo cũng như tăng cường phối hợp, kiểm tra, kiểm soát chủ động đấu tranh ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại với các ngành nghề thuộc Bộ Y tế quản lý.  
Như vậy, người tiêu dùng, thêm một lần nữa, muốn tự bảo vệ sức khỏe của bản thân thì hãy tỉnh táo trước mọi sự quảng cáo để lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng của bản thân. Trong mọi trường hợp đang có bệnh lý, người dùng cần phải đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh trì hoãn khiến cho bệnh lý trầm trọng hơn.
Theo bản chất cấu tạo và tác dụng của thực phẩm chức năng mà người ta chia ra thành các nhóm:
Nhóm có tác dụng chống oxy hóa như vitamin C, E, Betacaroten, kẽm vi lượng, các sản phẩm từ hạt nho…: Nhóm này có tác dụng giúp cho cơ thể phá hủy các gốc tự do, các tác nhân oxy hóa, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Trên 100 chứng bệnh có nguyên nhân sâu xa từ sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và bảo vệ của hệ thống oxy hóa trong cơ thể. 
Nhóm có tác dụng như thay thế bổ sung các nội tiết cả ở nam lẫn nữ: Chúng có tác dụng là tăng sinh lực ở đàn ông. Ở nữ giới, các sản phẩm này có tác dụng hạn chế tối đa các triệu chứng bất lợi về thần kinh, xương khớp… nhất là tăng cường hóc-môn nữ ở những phụ nữ có tuổi, giúp họ sống vui hơn, khỏe hơn, kéo dài tuổi thanh xuân.
Nhóm mang tính thích nghi sinh học như các loại sâm, đông trùng hạ thảo, sữa ong chúa…: Có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng…
Nhóm tăng cường chính khí, tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư…: Các sản phẩm có nguồn gốc từ cúc nhím của Mỹ, sụn và dầu gan cá mập, nấm linh chi, xạ đen, xạ linh…
Nhóm có tác động lên hệ thần kinh, chống stress: Đơn cử như cây kawa, nữ lang...
Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3