Nhiều chuyển biến trong hoạt động chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng


(CHG) Cùng với các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng đối với nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trong cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp đã có nhiều thay đổi tích cực.

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã phát hiện và xử lý nhiều kho hàng giả, nhập lậu.
Hàng nghìn vụ vi phạm đã bị xử lý
Từ kem làm trắng da, kem chống nắng, nước hoa, sữa tắm, dầu gội, thuốc bổ não, thuốc giảm cân… cùng nhiều loại hóa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc được bán tràn lan từ các chợ truyền thống cho đến các trang mạng xã hội, gây thiệt hại rất lớn cho người tiêu dùng cũng như xã hội. Mặc dù các lực lượng chức năng đã “mạnh tay” truy quét và xử lý nghiêm khắc, nhưng tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… vẫn diễn ra công khai bởi lợi nhuận rất lớn của hành vi gian lận thương mại này mang lại khiến các đối tượng gian thương bất chấp việc vi phạm pháp luật. 
Hàng loạt vụ việc điển hình, đó là vụ việc ngày 23/2 Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra một căn hộ chung cư ở quận Hoàng Mai đã thu giữ gần 2 tấn thành phẩm, nguyên liệu thuốc và thực phẩm chức năng không rõ xuất xứ, cùng gần 1 tấn bao bì tem nhãn. Toàn bộ số thuốc này đựng trong các túi lớn, sẵn sàng di chuyển để tránh sự chú ý của cơ quan chức năng.
Trước đó, Cục Quản lý thị trường TP. HCM phát hiện 5 kho chứa và xưởng sản xuất, pha chế hàng chục nhãn hiệu dầu gội, sữa tắm giả mạo các thương hiệu. Lực lượng chức năng của Thành phố đã tiến hành kiểm tra 2 địa điểm kinh doanh trên địa bàn phường 12 và phường 9 quận Gò Vấp, thu giữ hơn 6.000 sản phẩm dầu gió, mỹ phẩm tẩy tế bào chết, dầu xả bưởi, kem dưỡng thể, kem dưỡng da... và hơn 30.000 tuýp, chai là sản phẩm khử mùi, lột mụn, nước hoa, xịt chống nắng… không rõ xuất xứ. Tổng giá trị hàng hóa gần 3 tỷ đồng.
Ngày 10/3, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã tiêu hủy khoảng 15 tấn hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc... bị thu giữ từ giữa năm 2022 đến nay. Tổng trị giá số hàng này gần 8,5 tỷ đồng, trong đó có 2.745kg sản phẩm thực phẩm chức năng, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, dầu gội đầu, sữa tắm, nước hoa… Và còn rất nhiều những kho chứa, cơ sở kinh doanh mà lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý liên quan đến giả mạo thương hiệu thời gian qua. 
Năm 2022, qua triển khai Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 3.527 vụ vi phạm (giảm 567 vụ, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước) về buôn bán kinh doanh hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả là dược phẩm (1.009 vụ), mỹ phẩm (1.681 vụ), thực phẩm chức năng (822 vụ)….
Qua xử lý, lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính 3.510 vụ, thu nộp ngân sách nhà nươc 49,31 tỷ đồng; khởi tố 17 vụ/35 đối tượng. Đồng thời, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với 6 trường hợp vi phạm về xuất khẩu thuốc kiểm soát đặc biệt; ban hành 11 văn bản thu hồi thuốc vi phạm chất lượng, ban hành các công văn đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 41 sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thực hiện tạm ngừng hoạt động của 133 tên miền “.vn”, thu hồi 4 tên miền.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) ông Trần Hữu Linh cho biết, nhóm hàng hóa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là những mặt hàng có sức tiêu thụ lớn, do đó nguy cơ bị làm giả rất nhiều. Nhất là từ khi mạng xã hội trở thành kênh bán hàng phổ biến. Cùng với đó, một số sàn giao dịch thương mại điện tử chưa có biện pháp kỹ thuật để quản lý việc bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và phát hiện, ngăn chặn hàng nhái, hàng giả. Thực tế này đòi hỏi cần phải có giải pháp mới và đồng bộ hơn giữa các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo quản lý tốt hoạt động buôn bán nhóm hàng này trên mạng xã hội.
Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Nguyễn Thị Minh Huyền cho hay, Cục sẽ rà soát, trao đổi và cung cấp thông tin với các đơn vị liên quan để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các đối tượng lợi dụng website, ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong lĩnh vực hoá mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm.

Lực lượng chức năng tỉnh Long An đã được BCĐ 389 Quốc Gia Khen thưởng về công tác chống buôn lậu. 
Chung tay ngăn chặn hàng giả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có sự dịch chuyển dần từ vận chuyển qua đường mòn, lối mở, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới, trực tiếp giao nhận hàng hóa sang thành lập công ty, sử dụng công nghệ cao, giao nhận gián tiếp, lòng vòng.
Mới đây, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã kiến nghị Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong Chỉ thị, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 17; Chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng tiến hành đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện Chỉ thị, chủ động dự báo sát tình hình, đề ra những giải pháp trọng tâm trong thời gian tiếp theo, tiếp tục rà soát xử lý những khó khăn vướng mắc, tăng cường phối hợp liên ngành, thanh tra, kiểm tra, đấu tranh, xử lý triệt để các vi phạm đối với nhóm mặt hàng điều chỉnh của Chỉ thị 17; chú trọng thanh tra, kiểm tra công vụ, làm tốt công tác tổ chức cán bộ không để tiếp tay, móc nối, bảo kê cho mọi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389
Quốc gia cũng kiến nghị Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung nghiên cứu tiếp tục xử lý những khó khăn, vướng mắc: Tiếp tục rà soát tham mưu sửa đổi, bổ sung, ban hành thay thế, từng bước hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan, đảm bảo sự đồng bộ, chặt chẽ, toàn diện, thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước với nhóm mặt hàng chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả năng lực hoạt động của hệ thống kiểm nghiệm nhà nước, các cơ sở kiểm tra chất lượng đặc biệt là nhóm mặt hàng điều chỉnh của Chị thị 17, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cả về đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trang thiết bị và nguồn kinh phí được bố trí đảm bảo; chủ động đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, giám sát chất lượng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền phát hiện xử lý kịp thời mọi sai phạm. Phối hợp các ngành, lực lượng chức năng đặc biệt các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, kịp thời đưa ra khuyến cáo, dấu hiệu nhận biết đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo hệ thống đài, báo phối hợp các cơ quan chức năng tăng thời lượng, dung lượng đẩy mạnh phổ biến kiến thức, tuyên truyền chính sách, pháp luật liên quan nhóm mặt hàng điều chỉnh tại Chỉ thị 17; chỉ đạo các đơn vị chức năng giám sát và quản lý chặt chẽ hoạt động quảng cáo của các đơn vị phát hành quảng cáo, đặc biệt đối với thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;... Ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng cũng là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

 
Tại Hà Nội, phát biểu tại Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3 năm 2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Tân cho biết, trong năm 2022, Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu và được đánh giá cao về nội dung, chất lượng. Hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 tiếp tục mở rộng, tạo nền tảng nâng cao chất lượng tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng, đồng thời cung cấp thông tin đầu vào cho việc xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 
Về công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Hồ Đức Phớc cũng yêu cầu cần đặt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lên hàng đầu để vận động người dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.  
Ngày 29/3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 319/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Đề án cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng. Bảo đảm hoạt động thương mại điện tử minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả qyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam.
Hành lang pháp lý thúc đẩy hoạt động chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã và đang được hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn cần có sự tham gia quyết liệt của các đơn vị chức năng, sự vào cuộc tích cực của người tiêu dùng thì mới mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là đối với nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3