Báo cáo 6 tháng thực hiện Kế hoạch số 92 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia


(CHG) Ngày 10/4, Quỹ Chống hàng giả có báo cáo kết quả 6 tháng thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ 389 ngày 13/9/2022 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia “về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa”.
Quỹ Chống hàng giả báo cáo kết quả 6 tháng thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ 389 ngày 13/9/2022 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia.
Căn cứ Công văn số 43/VPTT-TH ngày 09/3/2023 về việc báo cáo kết quả 6 tháng thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia; Căn cứ tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Quỹ Chống hàng giả và Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại;
Quỹ Chống hàng giả báo cáo kết quả 6 tháng thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ 389 ngày 13/9/2022 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, như sau:
 I. Tình hình và kết quả 6 tháng thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389
Quỹ Chống hàng giả (gọi tắt là Quỹ ACF) được thành lập theo Quyết định số 1815/QĐ-BNV ngày 01/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Quỹ xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, với tôn chỉ, mục đích là: Huy động mọi nguồn lực tài chính, tài sản, vật chất của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước để chi cho công tác phòng, chống hàng giả và gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Quán triệt và triển khai thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia giao cho tại Kế hoạch số 92/KH-BCĐ 389. Hội đồng Quản lý Quỹ ACF đã chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc Quỹ thực hiện theo đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mình, cụ thể:
1. Đối với cơ quan Quỹ ACF:
- Trên cơ sở các văn bản hợp tác đã ký kết, Quỹ tiếp tục đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp, các tổ chức, hiệp hội nghiên cứu, đưa ra các giải pháp chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, bảo vệ thương hiệu, quyền lợi cho doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.
- Tăng cường thông tin tuyên truyền cho người dân cách nhận biết về hàng thật - hàng giả, về hậu quả, tác hại của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... và định hướng cho người Việt nói không với sản phẩm hàng hóa giả. Đồng thời, tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tích cực tham gia ủng hộ tài chính, tài sản, vật chất cho Quỹ để tạo nguồn lực hỗ trợ cho công tác phòng, chống hàng giả và gian lận thương mại quốc gia.
- Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái diễn ra hết sức phức tạp. Đặc biệt, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam như: Facebook, Instagram, YouTube, TikTok hoặc sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada… thời gian qua đã thu hút hàng triệu lượt người truy cập mỗi ngày (theo báo cáo của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Việt Nam trở thành một trong 03 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á, điều này đã tạo ra nhiều kẽ hở cho việc mua bán hàng giả, hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gia tăng, việc gian lận thương mại cũng ngày càng tăng và tinh vi.
+ Ngày 09/8/2022, Quỹ Chống hàng giả đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ hỗ trợ thông tin công dân - Tổng Công ty Công nghệ - Viễn thông toàn cầu trực thuộc A05/Bộ Công an và Viện Kỹ thuật Chống hàng giả (nay là
Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại), Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại trực thuộc Quỹ tổ chức Lễ ký kết và Ra mắt Tổng đài Chống hàng giả 1900.066.689”. Nhằm tiếp nhận mọi thông tin về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng gửi đến Tổng đài, trên cơ sở đó các nhân viên của Tổng đài và cán bộ nhân viên của Quỹ sẽ đánh giá, phân loại, tổng hợp và chuyển đến các cơ quan chức năng đề nghị điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Sau khi Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia ban hành Kế hoạch số 92/KH- BCĐ 389, Quỹ ACF tiếp tục tăng cường phối hợp với Trung tâm dịch vụ hỗ trợ thông tin công dân - Tổng Công ty Công nghệ - Viễn thông toàn cầu trực thuộc A05/Bộ Công an chỉ đạo các nhân viên trực Tổng đài duy trì tốt các ca, kíp trực để tiếp nhận đầy đủ mọi thông tin về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái... và hành vi gian lận thương mại do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng gửi đến Tổng đài (tính từ khi ra mắt tổng đài đến nay đã tiếp nhận được gần 500 tin báo có dấu hiệu liên quan đến sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại, điển hình: Vụ việc 46 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình chưa đủ điều kiện cấp phép hoạt động nhưng vẫn ngang nhiên mua bán từ nhiều năm nay vi phạm pháp luật về quản lý kinh doanh xăng dầu và gian lận, trốn thuế Nhà nước nghiêm trọng; vụ việc gian lận trong việc sử dụng vật liệu “đất" không đảm bảo chất lượng để thi công công trình đắp taluy mái đê, tuyến đê tại huyện Nam Trực, Nam Định của Công ty CPXD công trình Nam Đô; vụ việc nhiều loại hàng hóa mang nhãn hiệu chữ nước ngoài không rõ đơn vị nhập khẩu, đơn vị phân phối, không có tem nhãn phụ bằng Tiếng Việt… bày bán tại siêu thị, nhiều cửa hàng trên các tuyến phố, chợ truyền thống trên địa bàn cả nước, điển hình tại siêu thị thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội)…
- Ngoài ra, Quỹ ACF còn nhận được nhiều tin báo của doanh nghiệp và người tiêu dùng phản ánh về tình hình sai phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng… vẫn diễn ra phức tạp trên địa bàn cả nước, nổi lên các hành vi sai phạm chủ yếu như:
 + Hành vi vi phạm về ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP quy định về nhãn phân bón, phổ biến sai phạm là không ghi đầy đủ các yếu tố bắt buộc như: Loại phân bón, số quyết định công nhận phân bón hoặc đối với phân bón lá không ghi rõ cụm từ “Phân bón lá” hoặc ngày sản xuất in trên bao bì và ngày sản xuất đóng dấu không trùng nhau…
+ Đối với đại lý buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các dấu hiệu vi phạm chủ yếu là: Buôn bán phân bón không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón hết hạn sử dụng; Buôn bán phân bón đã bị hủy bỏ quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, hoặc phân bón đã được công nhận lưu hành nhưng hết thời gian lưu hành mà không công nhận lại.
+ Hoặc một số nguồn tin quần chúng nhân dân còn phản ánh những bức xúc, băn khoăn như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường hiện nay rất lộn xộn và phức tạp, người dân không biết công ty nào là thật, công ty nào là giả (công ty nào sản xuất phân bón thật, đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng; công ty nào sản xuất phân bón giả, kém chất lượng), vì hiện có nhiều công ty không có giấy phép sản xuất, phân bón đã hết hạn lưu hành trên thị trường nhưng vẫn lén lút đưa ra thị trường tiêu thụ, người dân mong muốn công bằng cho các công ty sản xuất - kinh doanh đúng pháp luật, hàng thật cho nông dân, công ty không có giấy phép, không chấp hành đúng pháp luật, phải ngừng sản xuất ngay, nhưng người dân muốn báo cáo không biết báo cho ai để điều tra xác minh xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
+ Và một số bất cập ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý sản xuất, kinh doanh một số lĩnh vực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Luật Đất đai sửa đổi còn nhiều bất cập gây khó khăn cho doanh nghiệp (có thư góp ý kèm theo).
Những lực lượng lòng cốt của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia.
2. Đối với Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (gọi tắt là Tạp chí):    
Ngày 15/9/2022, Quỹ ACF đã ban hành công văn số 365/CV-ACF giao Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại chỉ đạo Tạp chí, khẩn trương triển khai thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ 389, theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tôn chỉ, mục đích và giấy phép hoạt động của Tạp chí, kết quả:     
 - Về thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa, tham gia tư vấn, phản biện về kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại:
+ Tạp chí đã phân công trách nhiệm cho các phóng viên phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương, như: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh Sát biển, Tổng cục Quản lý Thị trường, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, lực lượng công an các cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các hiệp hội, hội ngành nghề... thực hiện nắm bắt thông tin, tổ chức tuyên truyền hoạt động của các lực lượng chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
+ Thông qua thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, Tạp chí đã có các bài viết tham gia và nêu ý kiến phản biện về công tác quản lý, trong việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tuyên truyền vận động người dân và doanh nghiệp thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu, tích cực tham gia phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Cụ thể: Từ ngày 15/9/2022 đến ngày 15/3/2023, Tạp chí đã thực hiện đăng tải được 2.565 tin, bài báo. Trong đó, các bài viết tập trung tuyên truyền công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về các lĩnh vực: Pháo nổ, vật liệu nổ: 313 tin bài; Buôn lậu thuốc lá: 262 tin bài; Thuốc lá điện tử: 27 tin bài; Đường nhập lậu: 274 tin bài; Kinh doanh xăng dầu, buôn lậu xăng dầu: 147 tin bài; Vận chuyển khoáng sản vi phạm quy định pháp luật: 29 tin bài; khai thác vận chuyển cát có dấu hiệu vi phạm: 38 tin bài; Phân bón giả, kém chất lượng: 76 tin bài; Thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng: 53 tin bài; Buôn bán động vật hoang dã, vận chuyển gỗ lậu: 63 tin bài; Dược phẩm giả, kém chất lượng: 144 tin bài; Mỹ phẩm giả, nhái, kém chất lượng: 141 tin bài; Kinh doanh Thực phẩm chức năng có dấu hiệu vi phạm: 76 tin bài; Vật tư y tế: 24 tin bài; Buôn lậu vàng: 32 tin bài; Vận chuyển tiền qua biên giới: 07 tin bài; Vận chuyển ngoại tệ trái phép: 8 tin bài. Ngoài ra, Tạp chí còn có nhiều tuyến bài viết về các lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh buôn bán hàng hóa tiêu dùng, vật liệu xây dựng, sản phẩm nông sản... bị làm giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng đã được các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nhằm tuyên truyền giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước để người dân nắm bắt và hiểu biết, tránh vi phạm. Nhiều tuyến bài viết đã bám sát phản ánh, tố cáo của người dân về các vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa có dấu hiệu gian lận thương mại.
- Về thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống hàng giả và gian lận thương mại:
+ Tạp chí đã phân công phóng viên chuyên trách phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Cảnh sát biển… để phối hợp trích dẫn nguồn, kịp thời đăng tải tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, nghị định, thông tư, hướng dẫn và các văn bản chỉ đạo của các cơ quan chức năng về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thưng mại và hàng giả. Nhằm hướng tới mục tiêu: tạo nguồn khai thác, tìm kiếm các loại tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, chuyên đề về công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng cho các lực lượng chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng khi cần.
+ Qua 6 tháng thực hiện Kế hoạch 92/KH-BCĐ389, Tạp chí đã đăng tải 123 tin bài tuyên truyền về chương trình, kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và các văn bản của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua đường hàng không; Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 “về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa”; Công điện số 871/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, xử lý các hành vi tiêu cực liên quan hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu, biên giới đất liền…
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu.
II. Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch
1. Việc đồng hành, phối hợp trao đổi, chia sẻ thông tin của các cơ quan chức năng với Tạp chí để phục vụ công tác tuyên truyền (về các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản, kế hoạch chỉ đạo, cũng như kết quả điều tra, bắt giữ, xử lý về hàng giả, gian lận thương mại) còn hạn chế và chưa kịp thời.
2. Nhiều thông tin mang tính phát hiện của Tạp chí, nhưng chưa được các đơn vị chức năng, cơ quan quản lý xem xét, xử lý. Điển hình như vụ việc được phản ánh tại tuyến bài:  https://kythuatchonghanggia.vn/kinh-doanh-tieu-dung/hang-chuc-cua-hang-xang-dau-chua-duoc-cap-giay-chung-nhan-du-dieu-kien-kinh-doanh-16386; https://kythuatchonghanggia.vn/gian-lan-thuong-mai/goc-khuat-trong-he-thong-kinh-doanh-xang-dau-16487
https://kythuatchonghanggia.vn/kinh-doanh-tieu-dung/bai-2-can-su-quyet-liet-tu-co-quan-quan-ly-doi-voi-hoat-dong-kinh-doanh-xang-dau-khong-phep-16408
... đã phản ánh việc tồn tại kéo dài của 46 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình chưa đủ điều kiện cấp phép hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên mua bán từ nhiều năm nay, đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về quản lý kinh doanh xăng dầu và gian lận, trốn thuế nhà nước thời gian dài, thể hiện sự yếu kém và buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tỉnh Thái Bình. Nhưng từ lúc Tạp chí phản ánh vụ việc đến nay các cơ quan chức năng chưa xử lý, dẫn đến việc coi thường luật pháp, bức xúc dư luận (xin gửi kèm danh sách 46 cửa hàng mua bán xăng dầu chưa đủ điều kiện cấp phép và bản tin phản ánh của Tạp chí).
 III. Kiến nghị, đề xuất
 1. Tổng đài tiếp nhận thông tin chống hàng giả 1900.066.689, tuy mới được ra mắt và đi vào hoạt động được gần 8 tháng, mặc dù còn có những hạn chế nhất định: do mới đi vào hoạt động chưa có nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng biết đến. Nhưng bước đầu đã phát huy hiệu quả khá tốt trong viêc tiếp nhận các thông tin về hàng giả, gian lận thương mại sát vớt thực tế tình hình, làm cơ sở để các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý có hiệu quả với các hành vi hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nhằm tuyên truyền sâu rộng đến mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên địa bàn cả nước biết đến Tổng đài, sẵn sàng cung cấp thông tin về hàng giả, gian lận thương mại đến Tổng đài. Quỹ ACF, kính đề nghị Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tham mưu chỉ đạo:
- Cho phép Tổng đài 1900.066.689 được niêm yết công khai tại trụ sở các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính địa phương; tại trụ sở các cơ quan chức năng trung ương và các đơn vị chức năng địa phương; tại trụ sở các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trụ sở tiếp công dân các cấp trên địa bàn cả nước.
 - Thường trực Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, các tỉnh thành phố, các lực lượng chức năng phối hợp đồng hành cùng Quỹ ACF lựa chọn một số doanh nghiệp có thương hiệu tiêu biểu, đạt chuẩn về hàng hóa tham gia đồng hành cùng các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương, Quỹ ACF trong công tác phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và được in số Tổng đài 1900.066.689 trên tem nhãn, bao bì sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp để chống hàng giả.
2. Là cơ quan tuyên truyền hoạt động trong lĩnh vực báo chí, Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại rất cần thông tin hoạt động của các lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới người dân. Bên cạnh việc năng động, tích cực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Tạp chí, Ban Lãnh đạo Tạp chí rất mong nhận được sự phối hợp, đồng hành, hợp tác cung cấp thông tin của các cơ quan chức năng để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền.
3. Đề nghị Văn phòng Thường trực 389 Quốc gia tham mưu chỉ đạo thanh tra kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng 46 cửa hàng kinh doanh chưa đủ điều kiện cấp phép tại địa bàn tỉnh Thái Bình và tình trạng hàng hóa có tem nhãn mác bằng chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ bằng Tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ bày bán trong các siêu thi… (như Tạp chí đã đăng tải). Kết quả xin chia sẻ với Quỹ ACF và Tạp chí để trả lời cho bạn đọc và phục vụ công tác tuyên truyền.
4. Đối với lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đề nghị:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở in ấn các bao bì, nhãn mác hàng hóa phân bón tiếp tay cho các công ty sản xuất, kinh doanh phân bón không có giấy phép sản xuất, phân bón giả.
- Tại các trụ sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các địa phương và Ủy ban nhân dân các xã, phường cần niêm yết các đầu mối, số điện thoại của đơn vị (hoặc cá nhân) tiếp nhận giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh - buôn bán, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng…
 - Tại địa điểm các đại lý buôn bán, bán lẻ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ngoài các điều kiện đã quy định tại Nghị định 108, đề nghị bổ sung thêm: Tại nơi kinh doanh buôn bán cần niêm yết giấy phép sản xuất, quyết định công bố chất lượng, quyết định công nhận phân bón lưu hành của đơn vị sản xuất đối với các loại phân bón mà đại lý kinh doanh buôn bán tại cửa hàng để người sử dụng kiểm tra trước khi mua hàng, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Trên đây là Kết quả 6 tháng thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ 389 ngày 13/9/2022 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia “về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa” của Quỹ ACF. Kính báo cáo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia nghiên cứu, tham mưu chỉ đạo./.
Còn lại: 1000 ký tự
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo quy định về giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương hiện đã đăng tải công khai Dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Xem chi tiết
Vì sao đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu dư thừa phát lên lưới giá 0 đồng?

Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được miễn giảm thực hiện một số quy định, tiêu chí khắt khe của pháp luật và có nhiều ưu đãi về chính sách… do đó, nếu bán điện thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện của quốc gia và khó kiểm soát hệ thống lưới điện, làm mất an toàn, trục lợi chính sách của nhà nước.

Xem chi tiết
Đề xuất quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xem chi tiết
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ 28 tấn đường kính trắng có dấu hiệu gian lận thời hạn sử dụng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, tạm giữ 28.000 kg đường kính trắng hiệu Mitr Phol. Bản tự công bố sản phẩm số: 12/TP/2022 ngày 03/08/2022 thể hiện thời hạn sử dụng sản phẩm là 02 năm kể từ ngày sản xuất, nhưng trên bao bì hàng hóa ghi NSX: 03/07/2022, HSD: 03/07/2025.

Xem chi tiết
2
2
2
3