Chuyển hướng kinh doanh "ngầm"
Vừa qua, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã đăng bài viết “Lẫn lộn ở “thủ phủ” hàng xách tay”, trong đó có nêu thực trạng về phố Nguyễn Sơn, nơi được mệnh danh là “thiên đường hàng xách tay”. Với những thông tin mà Tạp chí CHG ghi nhận, có thể nói tuyến phố này kinh doanh đủ loại hàng hóa tiêu dùng ngoại nhập. Hàng hóa tại đây được người bán giới thiệu xách tay từ nhiều nước: Nga, Mỹ, Đức, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc...
Ngày 7/4/2023, phóng viên Tạp chí CHG trở lại phố Nguyễn Sơn để khảo sát và nhận thấy, hoạt động kinh doanh, buôn bán tại đây dường như đã được chuyển hướng sang kinh doanh "ngầm", không còn công khai như trước. Tất cả shop bán hàng tại tuyến phố trên được đóng cửa im lìm và chỉ được hé mở khi có khách quen gọi điện trước.
Theo khảo sát của phóng viên, việc chuyển hướng sang kinh doanh "ngầm" tại phố Nguyễn Sơn là do lực lượng chức năng đang kiểm tra các hoạt động kinh doanh tại đây. Vì thế, các tiểu thương đã thay đổi sang hình thức mới: Kinh doanh “ngầm”, kinh doanh “chui” và tăng cường bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội.
Qua ghi nhận tại cửa hàng Linka và cửa hàng Hương Sara, sau khi được chủ của hai shop trên mở cửa cho vào để mua hàng, phóng viên không khỏi ngỡ ngàng với những gì đang diễn ra sau lớp cánh cửa đóng im lìm. Hoạt động đóng gói để chuyển hàng đi các nơi vẫn đang diễn ra vô cùng sôi động.
Các sản phẩm tại đây rất phong phú và đa dạng gồm: Hóa - Mỹ phẩm, bánh kẹo, bia - rượu, thuốc lá, sữa, kính mắt, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng, colagen, nấm dược liệu… chủ yếu là hàng “xách tay”, và không có nhãn phụ tiếng Việt. Nhiều sản phẩm có giá rẻ “bất thường” như son môi, bút kẻ mắt có giá bán lẻ từ 30 - 50 nghìn đồng. Bên cạnh đó, sản phẩm là mỹ phẩm đã hết hạn sử dụng đến một năm, nhưng vẫn được bày bán công khai, chỉ đến khi có khách hàng thắc mắc về vấn đề trên, phía cửa hàng “mới biết”.
Giải thích việc hầu hết các shop đóng cửa kinh doanh, quản lý của một cửa hàng tại phố Nguyễn Sơn cho hay: Hoạt động kinh doanh tại đây đang bị lực lượng chức năng kiểm tra cho nên phải đóng cửa. Muốn hoạt động trở lại, phải mất một khoản không nhỏ cho cơ quan chức năng (?)
Trước đó, khảo sát của phóng viên Tạp chí CHG, hoạt động kinh doanh tại phố Nguyến Sơn diễn ra vô cùng sầm uất, hàng hóa tại đây phong phú và đa dạng. Không chỉ có những hàng hóa đã nêu ở trên, tại đây còn kinh doanh các loại thực phẩm đông lạnh, các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, thuốc điều trị Covid-19... Nhiều các sản phẩm không được kiểm soát về chất lượng, cũng như đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Ý kiến của ông Hồ Quang Thái, Phó chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia: Việc các cá nhân, tổ chức kinh doanh buôn bán hàng hóa ở phố Nguyễn Sơn - Long Biên (Hà Nội) không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm hàng hóa và không có nhãn phụ tiếng Việt (như bài báo nêu), là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Xử lý Hành chínhNgười kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức; ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm. Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm. Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Xử lý Hình sự Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về Tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với hình phạt tù cao nhất lên đến 20 năm và có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định đối với hành vi vi phạm. Việc để xảy ra tình trạng chuyển hướng kinh doanh "ngầm" các sản phẩm hàng hóa “xách tay”, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả và tăng cường bán các sản phẩm này trên các nền tảng mạng xã hội tại phố Nguyễn Sơn – Long biên (Hà Nội) là trách nhiệm của: Chủ tịch UBND các cấp theo điều 81 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP trong phạm vi quản lý của địa phương mình, trực tiếp là ông chủ tịch UBND phường Bồ Đề. Lực lượng Quản lý thị trường theo điều 82 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, trực tiếp là Đội Quản lý thị trường quận Long Biên, Hà Nôi. Lực lượng Công an theo điều 83 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, trực tiếp là Trưởng Công an phường Bồ Đề. Thanh tra chuyên ngành theo điều 87 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Ngày 13/9/2022, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã ký ban hành kế hoạch 92/KH-BCDD389 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa. Trong đó, giao nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố; Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương; Ban Chỉ đạo 138 Bộ Công an... chỉ đạo lực lượng công an toàn quốc tăng cường công tác nắm tình hình, xây dựng kế hoạch đấu tranh, triệt phá các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là đối với các loại mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thép, linh kiện điện tử, gỗ và sản phẩm từ gỗ, dược phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, bia, thuốc lá, đướng cát, phân bón… Các loại hàng cấm, hàng hóa gian lận xuất xứ…; đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm; phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, sớm đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật, góp phần răn đe, phòng ngừa chung. Người tiêu dùng rất mong chờ các lực lượng chức năng và thanh tra chuyên ngành nêu trên sớm vào cuộc tiến hành thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý kiên quyết, thường xuyên, triệt để tình trạng (bài báo nêu trên). Bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đúng pháp luật và bảo vệ quyền lợi, sức khỏe cho người tiêu dùng. Đồng thời, tiếp tục thực hiên nghiêm ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trương Hòa Bình, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Chống buôn lậu, Gian lận thương mại và Hàng giả. Ngày 9/3/2017, tại Hội nghị toàn quốc về chống buôn lậu đã yêu cầu: “Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách; điều chuyển, đề xuất điều chuyển, thay thế người đứng đầu các cơ quan đơn vị không đáp ứng yêu cầu, có biểu hiện bao che, dung túng cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, xử lý nghiêm các vi phạm...”. Thiết nghĩ, việc các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát phải gắn liền với việc giám sát (hậu kiểm) một cách chặt chẽ, quyết liệt. Đồng thời, phải áp dụng các quy định pháp luật trong việc xử lý ở mức cao nhất (kể cả việc áp dụng hình sự trong một số vụ việc cụ thể). Bên cạnh đó, ra những giải pháp tháo gỡ, nhằm đưa tuyến phố Nguyễn Sơn trở thành điểm kinh doanh đúng với quy định của pháp luật. |
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết