Phát hiện gần 8.000 sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng không hóa đơn chứng từ


(CHG) Lực lượng quản lý thị trường TP HCM vừa kiểm tra 3 nhà thuốc trên địa bàn và phát hiện gần 8.000 đơn vị sản phẩm thuốc tân dược, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm hơn 107 triệu đồng.

Cụ thể, ngày 16 tháng 06 năm 2023, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường TPHCM đã đồng loạt kiểm tra 03 nhà thuốc tân dược trên địa bàn Quận 5 và Quận 11, phát hiện 7.739 đơn vị sản phẩm là thuốc tân dược, thực phẩm chức năng không có hóa đơn, chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. Tại Nhà thuốc A.T, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn kiểm tra phát hiện 1.493 viên thuốc tân dược các loại, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài mà không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu: PROGRAF, TOPAMAX, ACTICARBINE, RODOGYL, BETASERC, ZYLORIC, DOGMATIL.

Tại Nhà thuốc H.G, Phường 4, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn kiểm tra phát hiện 4.895 đvsp hàng hóa là thuốc tân dược, thực phẩm chức năng không có hóa đơn, chứng từ, trong đó có 35 viên thuốc tân dược có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu PROGRAF.
Tại Nhà thuốc Q.T, Phường 7, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, đoàn kiểm tra phát hiện 1.351 đvsp thuốc tân dược không có hóa đơn, chứng từ, trong đó có 1.346 đvsp (viên, gói) có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu: ADVAGRAF, GAVISCON, PAINCERIN, MOZOLY, EQUORAL.
Tổng giá trị hàng hóa vi phạm hơn 107 triệu đồng, Đội Quản lý thị trường số 2  đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định.

 Liên quan tới kinh doanh thuốc tân dược không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trước đó ngày 6/3/2023, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bình Dương phối hợp Đội Quản lý thị trường số 5 (tỉnh Bình Dương) phát hiện kho hàng ở khu phố Bình Phú, phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương tàng trữ, kinh doanh thuốc tân dược và bao cao su số lượng lớn không có hóa đơn, chứng từ
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng phối hợp đã phát hiện và tạm giữ hơn 2.460 viên thuốc tây dùng cho người dạng viên nén, mỗi hộp 1 viên với bao bì thể hiện xuất xứ từ Thái Lan; hơn 5.000 cái tem chống giả; 70.272 bao cao su các loại trên bao bì thể hiện xuất xứ Thái Lan; 2.700 viên thực phẩm chức năng với tổng trị giá hàng hóa ước tính khoảng hơn 1,33 tỷ đồng.
Làm việc với lực lượng phối hợp, chủ kho hàng không xuất trình được giấy tờ, hóa đơn chứng từ chứng minh được nguồn gốc của số hàng hóa.
Lực lượng phối hợp đã tiến hành lập biên bản tạm giữ và niêm phong toàn bộ số lượng hàng hóa trên để tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dung thì:
“6. “Hàng hóa nhập lậu” gồm:
a) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
b) Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.”
Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, tùy tính chất, mức độ của hành vi; giá trị của hàng hóa nhập lậu mà người có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3